Các kĩ thuật trong quá trình đổ bê tông sàn dầm cũng như kĩ thuật đổ bê tông cầu thang đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm trong quá trình xây dựng. Vậy kĩ thuật đổ bê tông dầm đúng chuẩn cần những bước nào và có những điểm cần khắc phục nào để nâng cao chất lượng công trình, hãy cùng TBOX tìm hiểu nhé!
>>> Tham khảo: Chi phí xây nhà Tại đây >>>
Tìm hiểu hệ kết cấu sàn trước khi đổ bê tông
– Sàn thuộc nhóm kết cấu nằm ngang kết cấu sàn được đặt lân các bức tường và các cột là nhóm kết cấu thẳng đứng và cột cùng với dầm lan thành khung và khung chính là kết cấu đỡ sàn.
– Sàn, mái là những cấu kiện bê tông cốt thép chịu lực trên mặt phẳng ngang có cấu tạo của nó như một tấm lưới ô vuông bằng thép chịu lực chính phần bê tông đóng vai trò làm cứng sàn vì thép rất dẻo, có thể bị uốn võng nếu đứng độc lập.
– Các dầm chính kế lên các cột và cùng 9 cột tạo thành khung, các dầm phụ kê lên các dầm chính và tường ngoài, ô bản chỉ có liên kết ở hai cạnh song song, bản chỉ bị uốn theo phương vuông góc với cạnh liên kết. Khi ô bản có liên kết ở cả bốn cạnh, bản bị uốn theo cả hai phương.
Cách đổ bê tông dầm
– Trong nhà ở dân dụng, chiều cao dầm ít khi vượt quá 50 cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Những trường hợp đặc biệt chiều cao dầm lớn hơn 80 cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bản sàn. Với loại dầm này, người ta không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1 m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp.
– Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3 đến 5 cm, ta phải ngừng lại 1 đến 2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới để tiếp dầm và bản sàn. Thông thường khi thực hiện thủ công với một số ít thợ, công việc này được tách ra làm hai giai đoạn, giai đoạn một đổ cột xong, mới tiến hành ghép cốp pha dấm và bản sàn để thực hiện tiếp giai đoạn hai.
>>> Xem thêm: Kiểm soát bê tông cốt thép trong xây nhà
Cách đổ bê tông sàn các tầng
– Sàn cũng có cấu tạo gần giống như dầm, nhưng sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn thông thường từ 8 đến 10 cm. Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái, phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.
– Khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này. Dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt sau khi đã đầm dùi kỹ.
– Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới, tức là đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kê cầu công trình bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần, tránh không cho nước ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Tất cả các thao tác như đâm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức “cuốn chiếu” từng khu vực, đảm bảo để không phải quay lại khu vực đã đổ được 15 phút.
Cách đổ bê tông sàn mái
– Đổ bê tông mái cũng tương tự như đổ bê tông sàn, nhưng về mùa hè, khi nhiệt độ lên trên 30°c, phải đổ bê tông liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông. Nếu bắt buộc phải ngừng lại, cần chờ bê tông tương đối cứng mới tiếp tục đổ (sau từ 1 đến 2 ngày). Việc đổ bê tông nối tiếp phải thực hiện đúng quy phạm khớp nối bê tông (khe thi công, mạch thi công).
– Sau khi đổ bê tông mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo được vết lõm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm. Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại, không thể đầm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại là khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời râm mát có thể đến 4 giờ.
– Khi nước nổi lên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và rất thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ (không dùng bàn xoa thép) xoa kỹ cho phẳng. Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10 – 15%. Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng, nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng.
Đổ bê tông bản cầu thang
– Người ta có thể đổ đan thang bê tông cốt thép liền khối hoặc đổ một tấm đan thang phẳng theo độ dốc cầu thang giống như một sàn nghiêng, sau đó đây bậc gạch lên trên. Phải xác định độ dốc hợp lý của bản bê tông cốt thép trước khi ghép cốp pha, đặt cốt thép. Có thể tiến hành bằng cách vạch lên tường, thang các vị trí bậc thang sau khi hoàn thiện. Nếu cầu thang không dựa vào tường, cần căng dây xác định trên bức tường gần nhất, ngang với mặt bậc. Khi đổ bê tông cần dùng tấm chắn định hướng đế tránh vữa bê tông rơi tự do dồn xuống đáy dốc.
DẦM SÀN VÀ MÁI LÀ NHỮNG THÀNH PHẦN NẰM NGANG, CÓ DIỆN TÍCH DÀN TRẢI, THỜI GIAN ĐỔ BÊ TÔNG LU NÊN CŨNG CÓ NHIỀU NGUY CƠ SỰ CỐ. NÊN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG, CỐP PHA VÀ CỐT THÉP KỸ LƯỠNG TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH.
Công Ty CP Tư Vấn XD & ĐT TBOX Việt Nam
- Trụ sở chính: Số 206A – Nguyễn Trãi – TP. Hà Nội
- Hotline: 0888.053.288
- Email: tboxvn2021@gmail.com
Văn phòng đại diện:
- VP Hải Phòng: Số 152 – Trại Lẻ – TP. Hải Phòng
- VP Nghệ An: Số 5 – Tống Duy Tân – TP. Nghệ An
- VP Sài Gòn: Phường 6 – Quận 4 – TP. Hồ Chí Minh
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288