Sàn vượt nhịp đang là giải pháp xây dựng được nhiều người quan tâm hiện nay. Đây là loại sàn đặc biệt được thiết kế để có khả năng chịu tải nặng, chịu lực và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao trong xây dựng. Với tính năng vượt qua khoảng cách lớn và giảm thiểu ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Loại sàn này đang được sử dụng rộng rãi trong công trình từ nhỏ đến lớn.
Vậy bạn đã biết một hệ thống sàn phẳng vượt nhịp lớn có đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý chịu lực và quy trình thi công như thế nào chưa? Sau đây hãy cùng TBox Việt Nam tìm hiểu nhé!
Sàn vượt nhịp là gì?
Sàn vượt nhịp là loại sàn bê tông cốt thép mà vượt được khẩu độ lớn (Khoảng cách các cột rộng từ trên 7m tới 20m) bỏ cột giữa giúp công trình có không gian thông thoáng dễ dàng bố trí công năng. Hơn nữa sàn được thiết kế để vượt qua các khoảng cách giữa các hạng mục trên sàn như trang thiết bị, máy móc, hộp điện và các ống dẫn. Nhờ sử dụng các hộp nhựa Tbox được làm từ chất liệu chính là Polypropylene và được đặt vào miền trung hòa của sàn bê tông cốt thép. Điều này giúp giảm lượng bê tông sử dụng và trọng lượng của sàn, tạo ra không gian rộng rãi, thông thoáng và an toàn cho người lao động và vật liệu được vận chuyển.
Ngoài ra, sàn này còn giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí xây dựng, thường được sử dụng trong các công trình xây dựng công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, trung tâm thương mại,…. Sử dụng loại sàn này là một giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa không gian và giảm chi phí trong quá trình xây dựng.
Ngày nay, sàn vượt nhịp dài rất được ưa chuộng vì chủ sở hữu tòa nhà yêu cầu không gian không có cột. Việc lựa chọn các loại sàn bê tông cốt thép như sàn phẳng, sàn nấm, sàn dầm truyền thống, sàn hộp bóng, sàn dự ứng lực bị chi phối bởi nhiều yếu tố kiến trúc và kết cấu.
Các loại sàn vượt nhịp phổ biến hiện nay
Thông thường để làm và thi công được sàn vượt nhịp cần phải có giải pháp công nghệ đặc biệt vì các loại sàn muốn vượt nhịp thì sàn phải dày dễ đến tải trọng nặng làm đội chi phí công trình. Dưới dây là 3 loại sàn công nghệ phổ biến nhất :
Sàn vượt nhịp dự ứng lực
Kết cấu sàn vượt nhịp sử dụng cáp dự ứng lực đặt vào sàn rồi thực hiện việc kéo và thả tại các đầu neo, qua đó tạo các lực ngược hướng lên trên cân bằng với tải trọng bản thân sàn giúp sàn giảm được lực tác động và qua đó vượt được nhịp lớn.
Sàn dự ứng lực với ưu điểm thi công nhanh lượng cáp và thép thường rất ít rất thích hợp với công trình dự án tuy nhiên với nhà trung tầng thấp tầng thì không phù hợp vì chi phí thi công rất cao.
>>> Tìm hiểu về: Sàn dự ứng lực
Sàn vượt nhịp hộp nhựa Nevo, Uboot
Sàn vượt nhịp công nghệ Ý sử dụng các hộp nhựa tái chế tạo nên các hệ dầm giao thoa ô cờ, phần giữa sàn làm rỗng do ít chịu lực nên sàn có trọng lượng rất nhẹ. Sàn hộp TBOX còn có nhiều điểm nổi trội như cách âm cách nhiệt, thi công nhanh, tăng chiều cao thông thủy.
>>> Tìm hiểu về: Sàn Uboot
>> Tìm hiểu về: Sàn Nevo
Sàn vượt nhịp sàn ô cờ Tbox
Đây là loại sàn rất quen thuộc đã làm ở Việt Nam từ 100 năm trước đặc biệt các nhà Pháp cổ. Gần đây TBOX đã làm mới lại và giúp nó thi công đơn giản hơn nên sử dụng rất rộng rãi hơn.
Giải pháp mới của TBox là sử dụng các hộp nhựa tái luân chuyển được để làm khuôn cho các dầm ô cờ giao thoa theo 2 phương, qua đó giúp giảm khâu ván khuôn đi tối thiểu. Lượng thép và bê tông sàn ô cờ rất ít giúp sàn tiết kiệm chi phí tối đa.
>> Tìm hiểu về: Sàn Tbox
Sàn Flat Slab (Sàn nấm)
Sàn Flat Slab là một kiểu kết cấu được áp dụng trong công trình xây dựng với mục đích tăng cường tính cứng và khả năng chịu lực cắt cho hệ thống sàn. Điểm đặc trưng của sàn Flat Slab là sử dụng mũ cột, một bản dày được đặt ở vị trí cột và tường để chịu tải trọng, tương tự như dầm chữ T ở vị trí gối đỡ.
Nhờ có sự hỗ trợ của mũ cột, sàn vượt nhịp – sàn Flat Slab có thể giúp tăng tính kinh tế cho hệ thống sàn. Tuy nhiên, dạng kết cấu này không được phổ biến nhiều trong những năm gần đây do sự giới hạn bởi tính kinh tế của nhịp. Với sàn ứng suất trước thì trung bình khoản 12m còn đối với sàn bê tông thì 9.5m.
Để đảm bảo độ chịu lực cắt của sàn Flat Slab được kiểm soát tốt, cần phải tạo ra một độ vòng trường hợp lý, không quá lớn. Kích thước mặt bằng của mũ cột ít nhất phải là 1/3 của nhịp và được làm tròn ở mức 100mm. Bề dày của mũ cột thường trung bình từ khoảng 1.75 – 2 lần chiều dày của sàn, được thiết kế sao cho phù hợp với khuôn, hoặc ở mức 25mm. Mặt phẳng bên dưới của sàn Flat Slab có đặc tính đặc biệt, dễ dàng thi công và chế tạo cốp pha.
Sàn Flat Plate (sàn phẳng)
Sàn Flat Plate là một trong những loại sàn vượt nhịp được ưa chuộng trong thiết kế kiến trúc hiện đại. Với hệ thống chịu tải đa dạng, loại sàn này có thể được kết trực tiếp lên cột hoặc trên tường chịu lực. Một điểm đặc biệt của sàn Flat Plate là chiều dày không đổi hoặc gần như không đổi, làm cho quá trình thi công và làm cốp pha trở nên đơn giản.
Sàn Flat Plate được thay đổi một cách linh hoạt tạo vách ngăn. Tuy nhiên, nhịp kinh tế của sàn Flat Plate và tải trọng chỉ từ nhỏ tới trung bình, nên có giới hạn về kiểm soát độ võng trong thời gian dài. Điều này có thể được giải quyết bằng cách áp dụng cách tạo độ vồng tường thích hợp hoặc sử dụng UST, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Với những ưu điểm như độ dày không đổi, linh hoạt trong việc thay đổi linh hoạt và đơn giản hóa thi công. Sàn Flat Plate cung cấp một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các dự án xây dựng.
Sàn Ribbed Slab và Waffle Slab
Sàn Ribbed Slab và Waffle Slab là hai loại sàn vượt nhịp được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Sàn Ribbed Slab (sàn sườn) được cấu tạo bởi nhiều sườn được đỡ bởi các cột tạo khoảng cách bằng nhau giữa chúng. Các sườn này thường được bố trí theo một phương, tạo thành một mạng lưới đan xen nhau. Trong khi đó, sàn Waffle Slab (sàn ô cờ) có sườn được bố trí theo hai phương, tạo ra một mạng lưới ô vuông.
Sàn Ribbed Slab được thiết để để chịu để chịu được tải trọng lớn nhờ vào độ cứng của nó. Tùy thuộc vào yêu cầu về độ dày và khả năng chống lửa, sườn có thể có độ dày từ 75 đến 125mm. Khoảng cách giữa các sườn thông thường rơi vào khoảng từ 600 -1500mm. Trong đó tổng chiều dày của nó dao động từ 300 – 600mm. Sàn Ribbed Slab cũng có thể có nhịp lên tới 15m đối với sàn bê tông cốt thép và có thể lớn hơn khi sử dụng ứng suất trước.
Sàn Waffle Slab cũng có khả năng chịu tải tốt và thường được sử dụng trong các công trình lớn. Mạng lưới ô vuông giúp tăng độ cứng và độ chịu lực của sàn, đồng thời giảm được lượng bê tông và cốt thép sử dụng. Điều này có thể giảm được chi phí và thời gian thi công.
Sàn Ribbed Slab và Waffle Slab là hai loại sàn được sử dụng phổ biến trong xây dựng, với những ưu điểm và tính năng riêng. Việc sử dụng loại sàn nào phụ thuộc vào yêu cầu và mục đích của công trình.
Sàn vượt nhịp xây dựng có ưu điểm gì?
Các kỹ sư sử dụng sàn vượt nhịp trong tòa nhà vì lợi ích của chúng so với sàn dầm cổ điển trong nhiều trường hợp khác nhau. Các ưu điểm của sàn vượt nhịp được kể ra dưới đây :
- Hệ thống sàn vượt nhịp mang đến sự linh hoạt trong cách bố trí phòng và vách ngăn, tùy theo nhu cầu. Tránh được yêu cầu về trần giả.
- Việc thi công lắp đặt ván khuôn cốt thép đơn giản hơn
- Vì sàn vượt nhịp không dầm nên chiều cao sàn được giảm thiểu, giúp giảm chiều cao công trình. Ngoài ra giảm tải cho nền móng
- Việc thi công các hệ thống cơ điện và kỹ thuật sẽ thuận lợi và tối giản chi phí.
- Trong các tòa nhà có sàn phẳng, không có dầm. Vì vậy, không cần phải uốn cáp hoặc cắt xuyên dầm để cung cấp các dịch vụ cơ và điện. Tấm phẳng giúp việc lắp đặt những thứ như ống điều hòa, ống chữa cháy, ống điện, v.v. trở nên dễ dàng hơn.
- Trần phẳng vượt nhịp mang lại vẻ ngoài đẹp hơn và mang lại sự khuếch tán ánh sáng tốt hơn
- Thời gian thi công nhanh nhanh chóng đưa vào sử dụng sớm.
- Thẩm mỹ, âm học – cách âm tuyệt đối và sự phân tán ánh sáng
- Tiết kiệm chi phí khi sử dụng các sàn công nghệ vượt nhịp
Cấu tạo sàn vượt nhịp TBox
Sàn vượt nhịp hiện nay sử dụng hầu như tất cả đều là phương án kết cấu sàn phẳng không dầm. Với các công trình vượt nhịp đây là lựa chọn hoàn hảo vì ngoài yếu tố công nghệ giúp bỏ cột vượt nhịp lớn, sàn phẳng có chiều dày sàn mỏng khả năng thay đổi công năng vị trí tường xây linh hoạt.
Chúng ta cùng điểm qua một số phương án bố trí kết cấu cho sàn phẳng vượt nhịp (điển hình là loại sàn phẳng hộp rỗng):
- Sàn phẳng không có dầm chịu lực trên các dải sàn bao gồm : Dải sàn qua đầu cột, dải sàn ở giữa nhịp, ngăn cách bằng các khoảng L/4 và L/2 nhịp.
- Ở các đầu cột để đảm bảo khả năng kháng thủng thì làm sàn đặc và có nấm hạ xuống ( chiều dày lớn hơn chiều dày sàn ở giữa)
Bố trí thép sàn vượt nhịp hộp nhựa điển hình:
- Lớp thép dưới chịu lực
- Lớp gia cường thép dưới đặt tại vùng mô men lớn
- Hộp nhựa bóng nhựa hay xốp đặt lên trên có khoảng bảo vệ > 2cm với thép dưới
- Lớp thép trên đều chịu co ngót nhiệt
- Lớp thép trên mô men âm tập trung phạm vi L/3 mỗi bên quanh mũ cột
- Thép gia cường góc lỗ mở
- Thép dầm chìm gia cường cầu thang
>>> Tìm hiểu về: Sàn hộp
Kinh nghiệm khi thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Khi thiết kế thi công sàn vượt nhịp, do bỏ cột giữa nên sàn và dầm sẽ gánh nhiều hơn dẫn đến kích thước tiết diện và trọng lượng cấu kiện sẽ lớn, điều này làm tăng tải trọng xuống móng và làm tăng chi phí. Bởi vậy cần áp dụng các giải pháp công nghệ mới hiện nay thay vì sử dụng sàn vượt nhịp đặc truyền thống .
Có 2 trường phái như đã nêu trên : sàn vượt nhịp bằng các sợi cáp hoạt động như các cầu dây văng treo sàn lên và giảm tác động của trọng lượng hay sàn hộp không dầm sử dụng hộp nhựa đặt vào vùng bê tông không chịu lực để làm nhẹ sàn. Cả 2 loại sàn vượt nhịp này đều rất tối ưu giúp tải trọng sàn rất nhẹ, chịu lực tốt thi công nhanh mà cách âm cách nhiệt. Sàn vượt nhịp dự ứng lực thích hợp công trình lớn còn sàn hộp lại rất phù hợp nhà dân biệt thự khách sạn trung tầng vừa.
Xét về hiệu quả chi phí, sử dụng và thẩm mỹ thì sàn phẳng vẫn là lựa chọn tối ưu nhất cho các dạng sàn vượt nhịp.
Khi tính toán sàn vượt nhịp cần xem xét kỹ mấy vấn đề trọng điểm sau :
- Lưới cột chỉ nên từ 8-20m vì ngoài tầm đó kết cấu bê tông không còn làm việc đàn hồi
- Lựa chọn sàn công nghệ
- Kiểm tra độ võng sàn để sau này không ảnh hưởng tới các vật liệu hoàn thiện
- Kiểm tra chọc thủng sàn cần thiết phải hạ nấm đầu cột xuống để đảm bảo an toàn
- Kiểm tra các dầm biên và cột – đặc biệt các cột biên có mô men không cân bằng và dầm biên bị xoắn nhiều. Cần thiết phải tăng dầm biên đủ cứng.
Sàn vượt nhịp lớn được ứng dụng nhiều nhất hiện nay?
Sàn ô cờ TBox là một loại sàn bê tông cốt thép có nhiều dầm phụ phân bố theo ô cờ còn sàn bê tông có chiều dày nhỏ tới 5cm. Chính vì chiều dày sàn nhỏ, tải trọng nhẹ nên kết cấu nhà có nhịp lớn và trung bình sử dụng loại sàn này có chi phí vật liệu bê tông và cốt thép thấp nhất so với các loại sàn bê tông khác.
Sàn ô cờ TBox với kết cấu sàn ô cờ được ứng dụng trên thế giới cách đây 50 năm. Với những ưu điểm vượt trội hơn so với sàn truyền thống thông thường:
- Thứ nhất, khối lượng bê tông dầm sàn giảm khoảng 20% và khối lượng cốt thép dầm sàn giảm khoảng 20% so với phương án sàn bê tông thông thường.
- Thứ hai, do chiều cao tiết diện dầm nhỏ nên giảm chiều cao tầng và tổng chiều cao nhà.
- Thứ ba, do khối lượng kết cấu sàn giảm 20%, tiết diện cột bê tông được thiết kế giảm 20% và cốt thép cột cũng được thiết kế giảm 20%. Việc giảm kích thước cột bê tông cốt thép đồng nghĩa với việc tăng diện tích sử dụng sàn.
- Thứ tư, do ba yếu tố trên, trọng lượng kết cấu phần thân giảm dẫn đến giá thành phần móng công trình giảm 20%. Tổng hợp các yếu trên có thể thấy giá thành xây dựng phần kết cấu bê tông cốt thép giảm 20%. Ngoài ra, do chiều cao công trình giảm dẫn đến hạ giá thành tường ngăn, tường bao che, các vật liệu hoàn thiện, các đường ống kỹ thuật.
- Thứ năm, tăng khả năng thông thủy lên tới 20m.
- Thứ sáu, do các hộp ô cờ TBOX có thể sếp chồng lên nhau nên dễ dàng trong quá trình vận chuyển ngay cả trên những đại hình khó khăn nhất.
- Thứ bảy, linh hoạt công năng dễ dàng xây tường ở bất cứ vị trí nào trên sàn.
- Thứ tám, dễ thi công không yêu cầu nhân lực chất lượng cao tiết kiệm chi phí.
- Thứ chín, sử dụng nhựa tái chế an toàn với môi trường.
- Thứ mười, thi công nhanh chóng, giúp nhà thầu đẩy nhanh được tiến độ. Đồng thời tiết kiệm nguồn nhân lực đáng kể.
Báo giá thi công sàn vượt nhịp – TBox Việt Nam
Giá của sàn vượt nhịp thường khá đắt đỏ. Tuy nhiên, nó lại có những ưu điểm nổi bật như khả năng chịu tải cao, giảm thiểu được chi phí và thời gian thi công. Điều này giúp cho loại sàn này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như nhà xưởng, các khu công nghiệp, trường học,…
Tbox Việt Nam là một công ty tư vấn xây dựng chuyên nghiệp tại Việt Nam, có kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và giám sát các công trình xây dựng; có kiến thức chuyên môn vững vàng và sáng tạo, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về giá cả và các giải pháp xây dựng phù hợp với từng nhu cầu cụ thể.
Để tư vấn về báo giá sàn, Tbox Việt Nam sẽ tham khảo các yếu tố như diện tích, vật liệu, thiết kế, quy trình thi công, địa hình, thời gian thi công,… Dựa trên các thông tin này, Công ty sẽ tư vấn cho khách hàng về chi phí thiết kế, vật liệu, nhân công, thiết bị,…
Ngoài ra, Tbox Việt Nam còn tư vấn cho khách hàng về các giải pháp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình thi công và nâng cao hiệu quả công trình. Công ty đảm bảo mang lại cho khách hàng những giải pháp xây dựng tối ưu, tiết kiệm chi phí và đạt chất lượng cao.
Với tâm huyết và chuyên nghiệp, Tbox Việt Nam cam kết sẽ đem đến cho khách hàng giá sàn chính xác và hợp lý nhất, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công trình.
Các bước thi công sàn vượt nhịp TBox Việt Nam
Thi công sàn vượt nhịp là một quá trình phức tạp và cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của công trình xây dựng.
Dưới đây là mô tả về các bước cơ bản và quy trình trong quá trình thi công sàn vượt nhịp:
- Lập kế hoạch: Quá trình thi công sàn vượt nhịp bắt đầu bằng việc lập kế hoạch chi tiết, xác định các yêu cầu kỹ thuật, mục tiêu và thời gian hoàn thành.
- Thiết kế: Sau khi có kế hoạch, đội ngũ thiết kế sẽ tạo ra bản vẽ thiết kế cho sàn vượt nhịp, bao gồm cấu trúc, vật liệu và các yếu tố khác cần thiết.
- Chuẩn bị vật liệu và công cụ: Tiếp theo, cần chuẩn bị các vật liệu và công cụ cần thiết để thi công sàn vượt nhịp, bao gồm coppha sàn, thép, hộp và các vật liệu khác theo yêu cầu thiết kế.
- Thi công: Quá trình thi công bắt đầu bằng việc lắp đặt coppha sàn theo bản vẽ thiết kế. Tiếp theo, thi công lớp thép dưới và lắp đặt hộp theo quy trình kỹ thuật được chỉ định
- Đúc sàn: Quá trình đổ bê tông phải được thực hiện cẩn thận, đảm bảo bê tông đủ độ dày và phân bố đồng đều trên toàn bộ sàn vượt nhịp.
- Kiểm tra chất lượng: Sau khi hoàn thành thi công, cần kiểm tra chất lượng của sàn vượt nhịp để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn sử dụng.
TBox Việt Nam – Công ty chuyên thi công sàn vượt nhịp uy tín
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại Châu Âu, TBox Việt Nam tự hào là đơn vị chuyển giao các giải pháp – công nghệ tiên tiến (sàn phẳng, sàn hộp, sàn ô cờ) vào thị trường xây dựng Việt Nam nhằm mang lại cho chủ đầu tư những sự lựa chọn tối ưu hơn, những phương án thi công đạt hiệu quả kinh tế và tiết kiệm thời gian.
Nếu bạn đọc đang quan tâm tới giải pháp xây dựng sàn vượt nhịp thì hãy liên hệ cho TBox Việt Nam để được tư vấn sớm nhất nhé!
Công Ty CP Tư Vấn XD & ĐT TBOX Việt Nam
- Trụ sở chính: Số 206A – Nguyễn Trãi – TP. Hà Nội
- Hotline: 0888.053.288
- Email: tboxvn2021@gmail.com
Văn phòng đại diện:
- VP Hải Phòng: Số 152 – Trại Lẻ – TP. Hải Phòng
- VP Nghệ An: Số 5 – Tống Duy Tân – TP. Nghệ An
- VP Sài Gòn: Phường 6 – Quận 4 – TP. Hồ Chí Minh
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288