Sàn VRO hiện là một trong những giải pháp thi công sàn phẳng được công ty VRO triển khai cho các công trình xây dựng. Phương pháp xây dựng này đã được ứng dụng phổ biến ở khá nhiều công trình trong suốt hơn 10 năm qua.
Có thể ít nhiều các bạn cũng đã nghẹ tới từ sàn phẳng, tuy nhiên bạn vẫn chưa biết nhiều tới loại sàn VRO, và nó có đặc điểm gì? Được sử dụng như thế nào?
Vậy hôm nay TBox Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại sàn này. Cùng theo dõi nhé!
Sàn VRO là gì?
Sàn VRO hay còn được gọi là sàn phẳng lõi xốp là một giải pháp xây dựng được phát triển bởi các kỹ sư người Việt Nam nhưng kế thừa ưu điểm của công nghệ nước ngoài. Nguyên lý của sàn xốp cũng giống với các loại sàn rỗng khác, nó đã rút bớt phần bê tông của miền trung hòa, làm nhẹ sàn và giảm được chi phí đáng kể.
Sàn VRO được phát triển bởi một nhóm các giảng viên trường ĐHXD từ năm 2010 và đã được ứng dụng khá nhiều thời gian gần đây. Công nghệ sàn nhẹ này sử dụng các phiến xốp hình chữ nhật kích thước từ 38×38 cm chiều cao thay đổi phụ thuộc vào công năng tải trọng sàn. Các hệ xốp do có trọng lượng nhẹ thiếu ổn định nên cần làm thêm hệ khung không gian thép zic zac để giữ ổn định theo phương ngang.
Sàn VRO nằm trong hệ thống sàn không dầm đang được thi công rộng rãi tại Việt Nam thời gian gần đây – mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công.
>>>>Xem thêm bài về sàn rỗng
Cấu tạo sàn VRO
Kết cấu sàn xốp VRO thực tế gồm:
- Lưới thép: Hai lưới thép chịu lực cường độ cao, được liên kết bằng hệ thanh zic zac tạo thành kết cấu làm việc 3 chiều.
- Hệ thép Zic Zac: Hệ thép zic zac dọc và ngang giúp tấm chịu lực các lực tác động trong quá trình thi công và làm vai thép chống cắt cực tốt cho các sườn cấu tạo của sàn sau này.
- Xốp EPS không cháy: Lõi xốp EPS nằm ở giữa 2 lưới thép có trọng lượng nhẹ, có tác dụng tiết kiệm bê tông ở trục trung hòa nên ít tham gia vào chịu lực, góp phần làm giảm trọng lượng cho sàn.
- Con kê và giá đỡ nhựa: Các con kê nhựa bên trên và giá đỡ nhựa bên dưới tấm giúp cố định lõi xốp EPS nằm giữa mặt cắt sàn, tạo khoảng trống cho lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Sàn VRO sử dụng hộp xốp để tạo rỗng (38x38xH) Chiều cao H thay đổi theo nhịp và tải trọng. Xốp sử dụng là xốp xây dựng có màu trắng, phía trên, dưới có thanh kê nhựa để đảm bảo con kê của thép lớp trên. Xốp vuông có lỗ côn giữa để thăm bê tông khi đổ bê tông.
Các hộp xốp VRO được kẹp bởi thanh thép lớp trên và dưới để tỳ phiến xốp không bị xộc xệch theo phương đứng khi đổ bê tông. Lưới thép xốp từ D4-D5 là thép lưới hàn kéo nguội và không tham gia chịu lực vào trong sàn (diện tích thép chịu kéo quá nhỏ và chiều cao làm việc quá gần trục trung hòa của bê tông)
Hệ thanh thép ziczac D4-D5 được hàn vào hệ khung thép để giữ ổn định xốp khi đổ bê tông theo phương ngang
Các phụ kiện đi kèm theo sàn xốp: Ty chống nổi khi đổ bê tông.
Đặc điểm sàn VRO
Thông qua ưu điểm và nhược điểm thì ta có thể hiểu rõ hơn về dòng sàn xốp VRO được ứng dụng cho công trình:
Ưu điểm sàn VRO
Sàn xốp VRO có đầy đủ các ưu điểm của sàn phẳng như: Thẩm mỹ, chiều cao thông thủy tăng, thi công nhanh, không gian thông thoáng.
Sàn VRO có đầy đủ các ưu điểm của hệ sàn nhẹ nói chung như: Nhẹ vượt được nhịp lớn, cách câm cách nhiệt và xây tường ngăn linh hoạt
Ngoài ra sàn xốp VRO còn có những ưu điểm như:
- Sàn phẳng: không có dầm cao nên tiết kiệm về chiều cao công trinh, nâng chiều cao thông thủy và từ đó tăng số tầng của công trình với cùng chiều cao thiết kế, tối ưu không gian kiến trúc.
- Vượt nhịp lớn: Khả năng vượt nhịp lớn, sàn nhẹ hơn nên hệ kết cấu móng cọc, khung cột sẽ nhỏ hơn, giảm số lượng cột trên mặt bằng, magn đến một không gian rộng rãi, tối ưu về công năng và diện tích sử dụng.
- Cách âm, cách nhiệt: Sàn S-Vro có lõi xốp đồng nhất nên khả năng cách âm, cách nhiệt ưu việt hơn hẳn so với sàn truyền thống và cá mẫu sàn lõi rỗng thông thường khác. Các công trình xây bằng giải pháp sàn S-Vro thường mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, ít hao phí về năng lượng, tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng, không mất phí xử lý chống nóng, chống ồn, giảm giá thành trong xây dựng.
- Thi công: Cốp pha phẳng thi công nhanh, giảm thời gian và khối lượng thi công, giảm chi phí quản lý từ đó giảm giá thành thi công công trình.
- Công tác hoàn thiện: Sàn không dầm nên diện tích trần ít hơn, từ đó giảm chi phí cho công tác hoàn thiện trần. Giảm chiều cao tầng giúp tiết kiệm diện tích hoàn thiện mặt ngoài công trình.
- Công tác cơ điện: Việc chạy các loại đường ống kỹ thuật cũng tiết kiệm và đơn giản hơn rất nhiều. Hạn chế tối đa các điểm gây khúc và mối nối, tiết kiệm đường ống kỹ thuật chạy đứng, giảm chi phí và tăng độ bền.
- Phong thủy: Không gian trần phẳng đẹp loại bỏ triệt để các lối về phong thủy kiến trúc thường gặp.
Hạn chế sàn VRO
Do cấu tạo dạng khối, xốp có độ cứng kém nên cần làm đặc. Như vậy, tốn chi phí vận chuyển kho bãi, tốn chi phí sản xuất lắp đặt và giá thành công nghệ tăng.
- Thi công phải được kiểm soát cần chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của sàn.
- Nhiều người dùng vẫn chưa hiểu sâu về quá trình làm việc của kết cấu sàn VRO. Nhiều nhà thầu thiết kế, nhà giám sát chưa có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng cho công trình,… Vì vậy cần phải có kỹ thuật giám sát và hướng dẫn để thi công.
- Chi phí nhân công tại Việt Nam còn thấp, do đó nhiều chủ đầu tư chưa chú trọng đến vấn đề tiết kiệm nhân lực và thời gian thi công thay vì việc tiết kiệm vật liệu. Mặc dù việc tiết kiệm vật liệu thường đồng nghĩa với việc tăng rủi ro cho công trình thi công đó.
- Tâm lý ngại áp dụng cái mới của một số người dùng trong nước.
– Sàn ô cờ : Giải pháp sàn nhẹ tiết kiệm nhất
– Sàn Nevo : Công nghệ Italia
– Sàn Tbox : Công nghệ Italia
– Kinh nghiệm thi công kiểm soát các loại sàn không dầm
Có nên lựa chọn sàn xốp VRO cho công trình?
Thực tế giải pháp thi công sàn xốp VRO là công nghệ xây dựng mới hiện nay. Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn phương án này giúp tận dụng nhiều ưu thế của sàn như:
- Định vị khối rỗng chắc chắn, không cho phép khối rỗng bị đẩy nổi hoặc xê dịch khi dầm bê tông, giúp tạo được hệ kết cấu như trong thiết kế với đầy đủ lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
- Khối rỗng được làm từ vật liệu EPS không cháy như nhựa tái chế của sàn bóng hay sàn UBOOT nhựa nên không lo vấn đề cháy nổ và sử dụng.
- Kích thước khối xốp có thể cắt theo yêu cầu nên đảm bảo tính linh hoạt về chiều dài ô nhịp sàn hay bề dày sàn thay đổi.
- Khối rỗng bằng xốp EPS đặc, chịu nén tốt, không vỡ, không thấm nước nên có thể đầm thoải mái, đảm bảo độ đặc chắc của bê tông cả lớp trên và lớp dưới, đảm bảo độ đồng đều các lớp bê tông, lượng bê tông chuẩn đúng thiết kế không bị hao hụt.
- Hệ khung thép không gian không tì trực tiếp vào xốp nên thép được bê tông bọc kín liên tục và lớp bê tông bảo vệ théo đảm bảo chuẩn đồng đều như thiết kế.
- Xốp có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với nhựa tái chế, hạt xốp nguyên chất không phải sản phẩm tái chế nên không lo các chất độc hại như trong sàn bóng hay sàn hộp.
- Tấm panel được sản xuất sẵn tại xưởng và lắp đặt tại công trình nên tiết kiệm thời gian thi công rất nhiều, tiết kiệm chi phí nhân công và chi phí cán bộ quản lý, sớm đưa công trình vào hoạt động.
Thiết kế sàn VRO
Sàn VRO được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng. Hệ sàn VRO được mô phỏng như hệ sàn phẳng đặc có chiều dày tương đương, độ cứng chống uốn và chịu cắt được tính toán quy đổi dựa trên tiết diện I của sàn xốp với tiết diện của sàn đặc.
Hệ thanh giằng định vị và liên kết hai lớp lưới thép song song với nhau.
- Bằng công nghệ hàn hiện đại, cấu kiện lưới thép và hệ thanh chống giằng hình SIN được liên kết vững chắc với nhau, tạo nên một hình sin liên tục được bố trí zigzắg theo module xác định.
- Trong các khe lồng thép sợi, được sử dụng các vật liệu nhẹ như ống nhựa PVC tái chế hoặc xốp EPS để tạo ra không gian rỗng.
- Ô lưới thép có kích thước từ (90mm-140mm) x 150mm tới 167mm x 167mm. Để kết hợp các tấm lại với nhau, mỗi panel có chiều rộng từ 900mm đến 1850mm và hai cạnh bên của nó có tính chất âm dương.
- Chiều cao từ đỉnh của thanh chống giằng hình SIN định vị 2 lớp lưới tạo ra chiều dày của tấm sàn 3D VRO. Điều này cho phép xác định module tấm 3D-VRO có chiều dày thay đổi từ 75mm đến 550mm tùy yêu cầu về độ chịu lực.
Xem thêm về tính toán sàn VRO cũng như các loại sàn phẳng ở đây: https://drive.google.com/file/d/1W0RZBuJKrvWvR-Qwjh07_7Mw0ENwOnMn/view
Giá sàn xốp VRO
Sàn VRO được thiết kế dựa theo bản vẽ cụ thể từng công trình. Tùy theo các công trình khác nhau sẽ ứng với từng công nghệ sàn phẳng VRO khác nhau.
Sàn phẳng VRO có giá xây dựng riêng sàn không cột, có giá như sau:
- Khẩu độ dưới 5m có giá : 800.000 đồng/m2 sàn
- Khẩu độ dưới 7m có giá: 900.000 đồng/m2 sàn
- Khẩu độ dưới 9m có giá: 1.000.000 đồng/m2 sàn
- Khẩu độ dưới 11m có giá: 1.100.000 đồng/m2 sàn
- Khẩu độ dưới 13 có giá: 1.250.000 đồng/m2 sàn
- Khẩu độ dưới 15 có giá: 1.450.000 đồng/m2 sàn
Cách thi công sàn VRO
Sàn VRO cơ bản thi công giống các hệ sàn nhẹ khác. Quy trình thi công sàn xốp VRO như sau :
- Thi công ván khuôn sàn phẳng
- Rải lớp thép dưới sàn
- Rải thép gia cường sàn xốp
- Vận chuyển, cấu lắp và cố định xốp vào vị trí.
- Buộc các hệ xốp lại với nhau bằng dây thép buộc
- Đặt lưới thép trên sàn
- Đặt lưới thép nấm cột
- Đi thép chống chọc thủng đầu cột
- Thi công chống nổi sàn xốp
- Đổ bê tông sàn xốp hai lượt
Phương pháp thi công sàn phẳng hiện nay
Thực tế thì sàn xốp VRO là một trong những công nghệ thi công sàn phẳng. Giải pháp sàn phẳng lại được chia ra nhiều loại sàn với những đặc điểm và ưu điểm khác nhau.
Trong số đó phương pháp sàn hộp được nhiều người tìm hiểu và so sánh với cách thi công sàn xốp. Mặc dù được thi công tương đối rộng rãi thời gian gần đây nhưng sàn VRO cũng có nhiều nhược điểm khiến công nghệ chưa được phổ biến như sàn hộp.
Sau đây TBox Việt Nam sẽ tổng hợp và so sánh 2 công nghệ sàn xốp VRO và sàn hộp được nhiều người biết tới:
Đặc điểm | Sàn xốp VRO | Sàn hộp |
Lịch sử | Sàn VRO 2 phương được phát triển bởi nhóm giảng viên ĐHXD từ 2010 có lịch sử phát triển 11 năm | Sàn hộp đã có và xuất hiện ở châu Âu từ 50 năm trước do 1 kỹ sư người Ý Roberto Il Grande phá triển dựa trên hệ sàn nhẹ bằng gạch bọng. Thời gian rất dài sử dụng và kiểm chứng ở châu Âu, Châu Mỹ Trung Đông và Việt Nam. |
Nguồn gốc xuất xứ | Sàn xốp xuất xứ ở Việt Nam. Hệ số vượt tải của Việt Nam là 110% và 120% nên hệ số an toàn kém hơn. | Sàn hộp xuất xứ từ châu Âu nơi có tiêu chuẩn kiểm duyệt nghiêm ngặt khắt khe. Hệ số vượt tải của châu Âu là 130% và 150% cho tĩnh tải và hoạt tải rất an toàn. Ngoài ra Châu Âu kiểm tra rất chặt chẽ về vấn đề an toàn môi trường (vật liệu tạo rỗng phải đảm bảo không có thành phần độc hại, thân thiện môi trường). |
Chất liệu tạo rỗng | Sàn xốp sử dụng chất liệu tạo rỗng là xốp. Xốp (EPS) có độ cứng kém nên dễ bị bong ra trong quá trình vận chuyển, lắp đặt đặc biệt trong quá trình thi công các hạt xốp bị vỡ sẽ bị lẫn vào trong bê tông, làm giảm chất lượng bê tông.
Hộp xốp có nhiệt độ bắt lửa thấp, ở 80 độ C đã bắt đầu chảy và 100 độ C có thể cháy sinh ra khí độc tích tụ trong sàn. |
Sàn hộp sử dụng chất liệu là nhựa PP nguyên sinh, tái sinh , có độ cứng cao hơn xốp (chứng minh là nhựa được dùng nhiều cho các vật dụng hàng ngày) nên chịu được tải trọng trong quá trình lắp đặt, và thi công không bị vỡ lẫn vào bê tông, đảm bảo chất lượng sàn.
Chất liệu nhựa của sàn hộp sử dụng có nhiệt độ bắt cháy 200 độ C. Đây là lý do sàn hộp được Ủy ban châu Âu cấp chứng chỉ chống cháy 3 giờ chịu lửa theo REI 180. |
Cấu tạo sàn nhẹ | Sàn xốp có 1 số nhược điểm trong cấu tạo làm ảnh hưởng chất lượng, giá thành và tiến độ thi công sàn:
|
Sàn hộp do cấu tạo đơn giản, ở châu Âu trước dùng sàn nhẹ tạo rỗng bằng xốp nhưng sau này chuyển sang sàn hộp tạo rỗng bằng nhựa là vì:
|
Vận chuyển sàn | Sàn xốp có cấu tạo cồng kềnh nên vận chuyển tốn rất nhiều chi phí và một xe tải 20 tấn chỉ thi công được sàn 300m2-400m2 | Sàn hộp có cấu tạo như các ghế xếp chồng lên nhau nên rất gọn gàng trong vận chuyển và thi công. Để so sánh 1 xe tải 20 tấn có thể chở được 10000m2 sàn hộp thi công, gấp 25 lần khả năng chuyên chở của sàn xốp |
Thiết kế sàn | Sàn xốp có mô đun từ:38x38cm, độ cứng cánh yếu , tạo rỗng kém hơn sàn hộp. | Sàn hộp có mô đun 50×50. Cánh tay đòn có chiều dài lớn. Xét tính quy đổi trên 1 tiết diện dầm I sàn hộp có độ cứng lớn hơn rất nhiều so với sàn xốp. Vì thế cùng 1 nhịp, chiều dày sàn, chi phí thép sàn luôn ít hơn sàn xốp.
Sàn hộp có kích thước hộp lớn hơn nên tạo rỗng nhiều hơn nên sàn nhẹ hơn và bền vững hơn |
Thi công sàn xốp | Sàn xốp có quy trình thi công phức tạp thêm các bước so với sàn hộp
|
Sàn hộp có quy trình thi công đơn giản gần gũi và kiểm soát tương đương sàn dầm
|
Quá trình sử dụng | Sàn xốp do nhiệt độ bắt cháy thấp nên khi có nhiệt độ tương đối (80 độ C) bắt đầu chảy và sản sinh khí độc trong sàn
Xốp bị rấm nước đọng nước trong sàn từ quá trình đổ bê tông tích tụ gây gỉ sắt |
Sàn hộp nhiệt độ bắt cháy cao, tiêu chuẩn chống cháy 3 giờ an toàn với cháy nổ. Cấu tạo chân hộp có 4 chân côn để khi cháy sẽ chảy dẻo 4 chận trước và tạo hành van thoát khí xì hơi tránh hiện tượng cháy nổ domino. |
Chi phí công nghệ | Do cấu tạo phức tạp nên sàn xốp đắt hơn sàn hộp ở các điểm sau:
|
Do cấu tạo đơn giản nên sàn hộp giảm chi phí so với sàn xốp
|
Tiêu chuẩn thi công | Sàn xốp chưa có tiêu chuẩn nghiệm thu cơ sở | Sàn hộp đã có tiêu chuẩn cơ sở do Viện Khoa học công nghệ Xây dựng/ Bộ xây dựng cấp |
Địa chỉ thi công sàn hộp và sàn xốp uy tín
TBox Việt Nam là đơn vị chuyên về tư vấn thiết kế, thi công kết cấu vào các công trình xây dựng. Công ty tự hào là địa điểm tin cậy về chất lượng các dịch vụ thiết kế thi công sàn phẳng, sàn ô cờ, sàn hộp tại thị trường Việt Nam.
Với hệ thống gồm 20 chi nhánh đại lý từ Bắc đến Nam và đang không ngừng phát triển về mở rộng quy mô, qua nhiều năm kinh nghiệm luôn nỗ lực hoàn thiện và phát triển, với hàng nghìn công trình, dự án đã triển khai thành công. Đến nay Công ty tiếp tục là sự lựa chọn đáng tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp mới về công nghệ.
Vì vậy nếu bạn đang quan tâm tới giải pháp xây dựng sàn xốp VRO, sàn hộp thì TBox Việt Nam là lựa chọn hàng đầu.
Trên đây là thông tin về sàn xốp VRO mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên của TBox Việt Nam bạn sẽ có kiến thức cần thiết về giải pháp xây dựng này.
Nếu còn thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
Công Ty CP Tư Vấn XD & ĐT TBOX Việt Nam
- Trụ sở chính: Số 206A – Nguyễn Trãi – TP. Hà Nội
- Hotline: 0888.053.288
- Email: tboxvn2021@gmail.com
Văn phòng đại diện:
- VP Hà Nội: Số 206A – Nguyễn Trãi – TP. Hà Nội
- VP Hải Phòng: Số 152 – Trại Lẻ – TP. Hải Phòng
- VP Nghệ An: Số 5 – Tống Duy Tân – TP. Nghệ An
- VP Sài Gòn: Phường 6 – Quận 4 – TP. Hồ Chí Minh
– Sàn ô cờ: Giải pháp sàn nhẹ tiết kiệm nhất
– Sàn Tbox: Công nghệ Italpa
– Sàn Uboot : Công nghệ Italpa
– Sàn Nevo : Công nghệ Italpa
– Sàn rỗng : Tổng quát về các loại sàn phẳng tạo rỗng
– Sàn bóng : Công nghệ sàn bóng Đan Mạch – sàn rỗng đầu tiên tới Việt Nam
– Kinh nghiệm thi công kiểm soát các loại sàn không dầm
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288