Sàn 1 phương là gì? Bố trí thép sàn 1 phương như thế nào? Đa dụng là tính năng chính trong tất cả các cải tiến của chúng tôi Tbox Việt Nam. Cho dù bạn chọn công nghệ nào, nó sẽ luôn cung cấp nhiều giải pháp nhiều tiện ích cùng một lúc.
Dưới đây là thông tin về loại sàn 1 phương cũng như các ưu điểm khi sử dụng sàn ô cờ 1 phương TBox Việt Nam trong xây dựng.
Sàn 1 phương là gì?
Sàn một phương (One Way Slab) là ô sàn chỉ được đỡ bởi 2 cạnh đối xứng. Tải trọng được truyền theo phương vuông góc với gối đỡ. Nếu ô sàn được đỡ cả bốn cạnh mà có tỷ số cạnh dài và cạnh ngắn > 2 thì ô sàn này cũng được xem là sàn một phương. Thép chịu lực chỉ được bố trí trong một phượng của ô sàn.
Ưu điểm sàn 1 phương TBox Việt Nam
Khi sử dụng sàn ô cờ 1 phương TBox Việt Nam sẽ có các ưu điểm như:
- Dễ dàng lắp đặt: Sàn ô cờ được làm bằng nhựa ABS có trọng lượng tối đa 6,5 kg, cho phép lắp đặt thủ công, cải thiện độ an toàn tại nơi làm việc và xây dựng ở những không gian hạn chế mà thiết bị cơ khí không thể tiếp cận.
- Vượt được khẩu độ lớn: Sàn ô cờ tạo ra một ma trận các khoảng trống làm nhẹ tấm sàn bê tông, cho phép nó vượt tới 13 m mà không cần dầm, tường hoặc cột.
- Không gian mở nhiều công năng linh hoạt: Bằng cách giảm số lượng tường và cột bên trong, sàn ô cờ tạo ra những không gian có không gian mở, linh hoạt cho phép sử dụng hỗn hợp và dễ dàng chuyển đổi nội thất.
- Mang lại nội thất hiện đại thẩm mỹ: Các mô-đun sàn ô cờ được định hình để tạo ra trần hiệu ứng bánh quế dạng trần xương bê tông có thể để hở để tạo nên nội thất hiện đại mang tính thẩm mỹ.
- Cải thiện khả năng cách âm: Các hốc hình ô cờ khúc xạ sóng âm, cải thiện đáng kể âm thanh bên trong, đặc biệt hữu ích trong các tòa nhà công cộng, trường học và giảng đường.
- Bê tông tấm ít hơn 30%: Sàn ô cờ giảm việc sử dụng bê tông 30%, giúp giảm thời gian xây dựng và vận chuyển, giúp việc xây dựng tấm sàn có lợi hơn và bền vững hơn.
- Giảm sử dụng bê tông trong toàn bộ tòa nhà: Trọng lượng tấm giảm làm giảm tải trọng lên các bộ phận hỗ trợ, ví dụ: tường, cột và móng, dần dần giảm thiểu việc sử dụng bê tông trong toàn bộ công trình.
- Cải thiện hiệu suất địa chấn: Khối lượng tòa nhà được giảm đi giúp giảm dao động khi xảy ra động đất, cải thiện hiệu suất địa chấn của tòa nhà.
- Giảm kho bãi: Các phần tử sàn ô cờ được làm bằng nhựa rỗng có thể xếp chồng lên nhau, giúp giảm số lượng xe tải và không gian lưu trữ tại nơi làm việc.
- Cải thiện tính bền vững: Sàn ô cờ được làm bằng nhựa tái chế, có thể tái chế 100% và hơn 100 lần có thể tái sử dụng, điều này khiến nó bền vững hơn đáng kể so với các lựa chọn bằng gỗ và kim loại.
Nguyên tắc bố trí thép sàn 1 phương
Sàn đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi khả năng chịu tải trọng trực tiếp của toàn bộ công trình xuống móng. Việc bố trí thép sàn cần phải tuân thủ đúng theo nguyên tắc để sàn đạt chất lượng cũng như khả năng chịu lực của nó.
Để sàn nhà đạt chất lượng tốt nhất thì việc bố trí thép sàn cần được tuân thủ theo đúng nguyên tắc dưới đây:
- Thanh thép sàn chịu lực chính được bố trí với chiều cao làm việc tối đa (tối đa h0). Chiều cao làm việc h0 của sàn là khoảng cách từ mép bê tông chịu nén đến trọng tâm của thanh thép chịu kéo.
- Độ dày của lớp bê tông bảo vệ thép sàn tối ưu là 15mm và phải lớn hơn tiết diện của thanh thép (D thép).
- Khi bố trí thép sàn việc bố trí theo đúng nguyên tắc đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định khả năng chịu lực của sàn. Đối với sàn 1 phương thì nguyên tắc bố trí sàn 1 phương cần được tối ưu nhất để làm tăng khả năng chịu lực của sàn và ngược lại. Cần phải tuân thủ các quy tắc về tiết diện thép, khoảng cách đan thép.
- Bố trí thép sàn cần đảm bảo thép neo vào dầm đúng tiêu chuẩn: thép tròn trơn phải được uốn cong vào dầm, lớp thép trên phải có chiều dài neo là 30D, thép lớp dưới có chiều dài neo 20D thép.
Xem thêm thông tin: Sàn phẳng là gì?
Bố trí thép sàn 1 phương
Bản sàn được phân thành hai loại:
- Bản loại dầm: Khi bản sàn được liên kết (dầm hoặc tường) ở một cạnh (liên kết ngàm) hoặc ở hai cạnh đối diện (kê tự do hoặc ngàm) và chịu tải phân bố đều. Bản chỉ chịu uốn theo phương có liên kết, bản chịu lực một phương gọi là bản một phương hay bản loại dầm.
- Bản kê bốn cạnh: Khi bản có liên kết ở cả bốn cạnh (tựa tự do hoặc ngàm), tải trọng tác dụng trên bản truyền đến các liên kết theo cả hai phương. Bản chịu uốn hai phương được gọi là bản hai phương hay bản kê bốn cạnh.
Dựa vào hệ số chiều dài/chiều rộng (l2/l1, trong đó chiều dài là I2, chiều rộng là I1) người ta phân chia ô sàn làm 2 loại là: sàn làm việc 2 phương và bản sàn làm việc 1 phương. Cách bố trí thép cho từng loại sàn cụ thể như sau.
Cách bố trí thép sàn 1 phương như sau:
- Khi hệ số l2/l1 > 2: thuộc loại bản dầm, bản sàn làm việc một phương theo cạnh ngắn (Thường dùng trong các nhà công nghiệp có hoạt tải lớn). Bố trí thép cho sàn 1 phương đặt theo nguyên tắc sau:
- Thép sàn lớp dưới: thanh thép ngắn sẽ được ưu tiên đặt trước, thép dài đặt sau và bố trí theo cấu tạo.
- Thép sàn lớp trên: Thanh thép dài đặt trước và thanh thép ngắn đặt trên.
Lưu ý: Cách đặt thép sàn mà chúng tôi hướng dẫn tuân theo trình tự thi công tại công trường.
Quy trình bố trí thép sàn 1 phương
Bố trí thép sàn 1 phương đúng kỹ thuật cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc, ngoài ra cần phải được bố trí theo đúng các bước làm tăng khả năng chịu tải của sàn. Dưới đây là quy trình bố trí thép sàn 1 phương.
- Bước 1: Bước đầu tiên trong quy trình bố trí thép sàn 1 phương là bô thép, khi bô thép ta tiến hành bô thép ở dưới theo cạnh ngắn trước sau đó mới tiến hành bô thép lớp dưới theo chiều dài cạnh. Tính toán chiều dài neo cần đảm bảo chiều dài neo sẽ được tính từ mép dầm và móc đến các thép. Một lưu ý quan trọng khi rải thép sàn là phải đánh dấu vị trí các thanh thép bằng phấn màu trước khi rải thép để đảm bảo vị trí cũng như khoảng cách chuẩn giữa các thanh thép.
- Bước 2: Bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành bô thép chịu momen âm hay chính là thép gối. Cần tuân thủ đúng kích thước đã quy định của chiều dài neo được tính từ mép dầm đến hết chiều dài của thép sao.
- Bước 3: Sau khi đã tiến hành bô thép gối thì một bước quan trọng không thể thiếu đó chính là bô thép cấu tạo là Ø8 A200 hoặc A300 để giữ khung.
- Bước 4: Bước tiếp theo là sử dụng các cục kê bê tông rất phổ biến trên thị trường hiện nay để kê thép nhằm tạo lớp bảo vệ bê tông, tránh cháy thép sau khi đổ bê tông cũng như tránh xê dịch thép trong quá trình di chuyển và đổ bê tông. Thông thường cục kê bê tông sẽ có kích thước 1×2 với độ dày từ 2.5cm đến 3cm.
- Bước 5: Một quy tắc quan trọng là phải đi đủ thép tại vị trí 2 thép gối chồng nhau để tăng khả năng chịu lực của hệ sàn.
- Bước 6: Khi chọn thép, cần phải lựa chọn loại thép phù hợp với từng hạng mục, đối với thép mũ phải là thép Ø10 trở lên, rất nhiều công trình đã sử dụng thép Ø6, Ø8 sẽ không đảm bảo kết cấu kỹ thuật của mặt sàn. Điều này được lý giải vì khi đổ bê tông sẽ làm mất chiều cao khiến thép gối bị lún xuống.
Lưu ý khi bố trí thép sàn 1 phương
Nghiệm thu thép sàn sau khi bố trí là một khâu vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong toàn bộ quá trình thi công bởi chỉ cần bố trí thép sàn 1 phương lệch nhau chỉ 1cm cũng làm giảm khả năng chịu lực của sàn.
Vì vậy, muốn mặt sàn đạt chất lượng tốt nhất cũng như bền vững với thời gian cần phải lưu ý một số điều khi thi công và nghiệm thu thép sàn.
- Khoảng cách đan thép sàn: Khi đan thép cần phải tuân thực hiện đúng như trong bản thiết kế. Cần đảm bảo thép được nắn thẳng, không cong vẹo, uốn lượn. Thép sàn phải được buộc chặt và đúng kỹ thuật, tránh xê dịch trong quá trình di chuyển cũng như quá trình đổ bê tông.
- Kê thép sàn: Khi kê thép sàn cần đảm bảo thép sàn phải được kê cách mặt sàn bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Đặc biệt, thép lớp trên không được đặt giữa chiều dày sàn hoặc bẹp xuống ván khuôn. Cần được sử dụng cục kê bê tông đầy đủ để tránh tình trạng thép xô lệch.
- Nối thép sàn: Đảm bảo thép sàn sau khi nối phải đúng theo tiêu chuẩn, không nối tại vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong như vị trí giữa các ô nhịp sàn ở lớp dưới và tại gối ở lớp trên. Ngoài ra nối thép không được quá 50% tiết diện thanh thép mà phải nối so le.
Trên đây là những thông tin về sàn 1 phương TBox Việt Nam cũng như những nguyên tắc bố trí thép sàn 1 phương chuẩn kỹ thuật.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách bố trí thép và tránh được những lỗi sai cơ bản khi bố trí thép sàn cũng như trong giám sát công trình.
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288