Sàn dự ứng lực hiện đang là giải pháp trong thi công xây dựng được nhiều người biết tới. Đặc điểm của hình thức xây dựng này là việc tối ưu tải trọng bản thân sàn, cùng với đó để vượt nhịp đang ngày một được chú trọng hơn.
Và “sàn dự ứng lực” cũng là một trong những thiết kế mới được nhiều đất nước áp dụng nhờ những ưu điểm vượt trội so với các loại sàn truyền thống.
Để có thêm những kiến thức cần thiết về loại sàn dự ứng lực này bạn hãy dành ra ít thời gian để đọc hết bài viết dưới đây của TBox Việt Nam nhé!
Sàn dự ứng lực là gì?
Sàn dự ứng lực là công nghệ sàn phẳng mới với kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với sử dụng ứng lực trước và có cường độ cốt thép tăng hơn so với sàn bê tông thông thường. Công nghệ sàn phẳng dự ứng lực là công nghệ sàn mới và hiện đại nhất hiện nay được áp dụng nhiều trong xây dựng.
Kết cấu sàn được hầu hết từ bê tông, sử dụng các sợi cáp làm bằng thép có cường độ cao được đặt ở bên trong các kiện bê tông đó với mục đích tạo ra các lực từ sức căng sợi dây, tạo tải trọng cân bằng hướng lên giúp làm giảm tác động tới 80% của trọng lượng bản thân sàn.
Công nghệ này giúp tạo nên bề mặt sàn cứng, phẳng có khả năng vượt nhịp xa hơn trong khi vẫn chỉ cần sử dụng lượng cốt thép ít hơn đáng kể so với công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép thông thường.
Công nghệ sàn dự ứng lực được phát minh từ một kỹ sư người Pháp là Eugene Freyssinet. Vào năm 1928, ông đã sử dụng các sợi thép có cường độ cao để nén bê tông.
Tìm hiểu thêm: Công nghệ sàn phẳng là gì?
Sàn dự ứng lực có cấu tạo thế nào?
Cấu tạo sàn dự ứng lực khá đơn giản nhưng đòi hỏi các nguyên vật liệu phải tốt thì sàn mới đáp ứng được đúng tính năng của nó là “dự ứng lực”.
Cơ bản cấu tạo của sàn dự ứng lực gồm:
- Bê tông, cốt thép: Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong xây dựng nói chung và trong việc làm sàn dự ứng lực nói riêng với ưu điểm là độ bền cao, tạo thành bề mặt và các kích thước như mong muốn tại các công trình xây dựng
- Cáp cường độ cao: đây là thành phần chính để làm nên sàn dự ứng lực bởi nó có khả năng chịu lực cao và dễ dàng kết hợp với bê tông.
- Neo công tác: Thường được dùng để kéo các bó cáp dự ứng lực hoặc giữ các bó cáp trong dầm bê tông rất được ưa chuộng trong việc làm sàn dự ứng lực.
Sàn dự ứng lực gồm các loại nào?
Sàn dự ứng lực dựa vào nhiều yếu tố khác nhau mà người ta chia ra làm hai loại đó là: sàn dự ứng lực cáp bám dính và sàn dự ứng lực cáp không bám dính
Sàn dự ứng lực cáp bám dính
Đúng như tên gọi sàn dự ứng lực cáp bám dính được làm chủ yếu từ “cáp dính bám”. Nhờ tính đàn hồi cao của cáp cùng sự bám dính giữ bê tông với cáp, việc này tạo ra một biến dạng ngược vòm lên trên của kết cấu bê tông từ đó một lực cân bằng hướng lên sẽ được sinh ra khi sàn chịu trọng tải.
Chính vì vậy những mặt sàn này sẽ có khả năng chịu được trọng tải gấp hai lần so với các sàn nhà làm từ bê tông thông thường.
Sàn dự ứng lực cáp không bám dính
Cũng giống như sàn dự ứng lực cáp bám dính thì loại sàn này với thành phần chính là “cáp không bám dính”- loại cáp này được bao quanh bởi polyethylene và một lớp bôi trơn. Kết cấu bê tông của loại sàn này cũng được uốn vòm ngược lên khi làm việc, tuy nhiên khi đạt được ứng suất thiết kế thì sàn mới chịu lực
Đặc tính sàn dự ứng lực
Sàn dự ứng lực sau nhiều năm được áp dụng tại Việt Nam đã được nhiều gia đình và các đội thi công đánh giá rất cao nhờ những đặc tính nổi bật sau:
- Đối với những công trình cao tầng, việc sử dụng sàn dự ứng lực sẽ làm tăng tương đối chiều cao của thông tầng, tạo cho bề mặt trần của tầng dưới phẳng và đẹp hơn.
- Sàn dự ứng lực cần ít thời gian thi công và tiết kiệm nguyên vật liệu hơn so với các loại sàn bê tông thông thường giúp các công trình lớn nhanh chóng hoàn thiện.
- Nguyên lý làm việc đặc biệt nhờ những nguyên vật liệu đặc biệt cáp cường độ cao với công dụng tạo ra lực cản rất mạnh đối với các vật có trọng lượng cao.
Ưu nhược điểm của sàn dự ứng lực
Thực tế khi thi công giải pháp sàn dự ứng lực sẽ có những lợi ích và hạn chế như:
Ưu điểm
Nhờ những đổi mới kỹ thuật trong quá trình tạo ra sàn dự ứng lực vì vậy nó có những ưu điển nổi bật sau:
Ứng dụng rộng rãi
Đây được coi là một trong những ưu điểm đầu tiên của công trình xây dựng này. Công nghệ sàn dự ứng căng trước đã được áp dụng trong nhiều công trình khác nhau từ công trình xây dựng dân dựng đến xây dựng công nghiệp. Nhưng chủ yếu loại sàn này được thi công ở các dự án lớn, nhà cao tầng của chủ đầu tư nươc ngoài.
Tiết kiệm thời gian
Mặc dù để thi công được sàn ứng dự lực với chất lượng cao như vậy nhưng lại cần ít bê tông hơn so với các loại sàn truyền thống, dẫn đến việc tháo lắp cốt pha diễn ra nhanh chóng. Điều này cũng phần nào thúc đẩy tiến độ hoàn thành dự án sớm hơn so với dự kiến. Bởi vậy mà công nghệ này đã được đánh giá và coi là tối ưu nhất trong lĩnh vực xây dựng.
Nguyên liệu và chi phí rẻ
Với thành phần chính là bê tông và panel nên chi phí xây dựng sàn ứng dự lực sẽ giảm đáng kể so với sàn bê tông thông thường. Trong thực tế đã chứng minh có rất nhiều công trình xây dựng đã giảm được 40% giá thành so với việc thi công các loại sàn truyền thống.
Chất lượng khung sàn cao
Sàn dự ứng lực có độ cứng khung sàn cao hơn gấp nhiều lần so với các loại sàn thông thường mặc dù việc xây dựng loại sàn này tiết kiệm lên tới 80% khối lượng cốt thép nhưng thay vào đó là tăng các chi phí cho các nguyên liệu ứng dụng cao như: bê tông, neo, cáp có cường độ cao…
Hạn chế sàn dự ứng lực
Với những ưu điểm trên thì sàn dự ứng lực cũng tồn tại một nhược điểm lớn đó là quá trình thi công cần những đơn vị có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
Việc áp dụng sàn dự ứng lực bắt buộc phải cần những công nhân có kỹ thuật được đào tạo bài bản.
Chính vì điều này mà các công trình được ứng dụng công nghệ này hầu như là của các dự án nước ngoài hoặc những tòa nhà cao tầng do người nước ngoài tư vấn thiết kế.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật được nhiều chủ đầu tư lựa chọn, việc thi công sàn dự ứng lực cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:
- Sàn bê tông dự ứng lực là một công nghệ khó vậy nên những nhà dân thông thường gần như không thể tiếp cận được công nghệ này trong xây dựng.
- Cần có đội ngũ thi công chuyên nghiệp và có chuyên môn cao
- Khó khăn trong quá trình cải tạo hoặc tu sửa sau này
- Rung lắc, không có khả năng chống ồn, trong quá trình sử dụng
Ứng dụng sàn dự ứng lực
Sàn dự ứng lực với ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng đem lại tính thẩm mỹ cao đã được ứng dụng vào nhiều công trình khác nhau. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã áp dụng việc thiết kế sàn dự ứng lực một cách rộng rãi vào các khu trung cư cao tầng hay các công ty, văn phòng làm việc.
Các tập đoàn lớn ứng dụng rộng rãi công nghệ này như Vincom, Sungroup, Sunshine Group..
Ngoài áp dụng đối với các tòa nhà cao tầng, loại sàn này cũng được áp dụng thành công cho các dự án công nghiệp và dân dụng như:
- Công trình công nghiệp: nhà máy may công nghiệp ở Thái Bình, nhà máy ốp lát VINASTONE tại Phú Cát – Hà Tây…
- Công trình dân dụng: Trường đại học Y Thái Nguyên, sân vận động Việt Trì-Phú Thọ…
Cách thiết thiết kế sàn cáp dự ứng lực
Trong quá trình thiết kế sàn dự ứng lực chúng ta phải đảm bảo những yếu tố sau:
Thiết kế sàn dự ứng lực cho dự án
Sàn dự ứng lực được đánh giá là có hiệu qủa kinh tế với nhịp từ 6m đến 20m, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào dạng và phương án kết cấu và tải trọng tác dụng
Tính toán thiết kế
Khi tính toán thiết kế bạn cần lưu ý:
- Lựa chọn cách bố trí mặt bằng: Bởi việc tổn hao trên chiều dài cáp là khác nhau nên ứng suất trước giảm dần từ phía đầu kéo cáp về đầu neo cáp. Nếu được cho phép thì có thể giảm chiều dài nhịp cuối cùng giúp đạt được sự cân bằng momen như ý đồ thiết kế. Sau khi đã bố trí vị trí của các cột và vách, bạn hãy dựa vào chiều dài nhịp, hình thức kiến trúc hay các chức năng sử dụng dịch vụ và chi phí nguyên vật liệu có sẵn để lựa chọn loại loại sàn được sử dụng. Tuy nhiên, sàn phải được đáp ứng về độ bền và độ võng.
- Lực ứng suất trước: được định nghĩa là lực kéo cáp tạo độ căng cho cáp. Thường thì đối với sàn sẽ được thiết kế lực kéo đạt <= 80% fpu.
- Cáp ứng lực trước: phụ thuộc vào loại sàn thiết kế và hình dạng kích thước sàn mà ta sẽ lựa chọn cách bố trí cáp là khác nhau. Ví dụ với trường hợp đặc biệt cáp bố trí qua các lỗ nhỏ hơn 300mm thì chúng ta có thể bố trí bất kỳ nơi nào trên sàn cũng không ảnh hưởng đến sự làm việc của cáp, tuy nhiên đối với các trường hợp lớn hơn thì phải xem xét lại thật kỹ lưỡng.
Xác định chiều dày sàn, mũ cột, dầm
Những thông số này được thiết kế theo đúng các chỉ số đã được đặt ra trong xây dựng.
Quy trình thi công sàn dự ứng lực
Quy trình thi công sàn dự ứng lực để đảm bảo an toàn sẽ thường được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Lắp dựng cốp pha và đà giáo
Cốp pha đáy dầm được kéo dài thêm 1.2m kể từ mép ngoài của sàn, được dùng làm sàn thao tác để thi công cáp dự ứng lực. Lan can phía ngoài được bảo vệ bằng thép và lắp xung quanh sàn thao tác.
Sau khi nghiệm thu xong cốp pha, đà giáo, tiến hành xác định vị trí đặt neo, cáp dự ứng lực và các con kê thép dự ứng lực. Vị trí đặt neo và cáp dự ứng lực được xác định bằng thước dây, có thể dùng sơn để đánh dấu lên cốp pha.
Dùng thước dây để xác định vị trí đặt con kê, sau đó đánh dấu bằng các màu sơn của con kê.
Bước 2: Lắp đặt thép lớp dưới của sàn
Việc này cần thực hiện đúng theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995.
Bước 3: Lắp đặt neo và cáp dự ứng lực trong thi công cáp dự ứng lực
Đế neo và cốc nhựa tạo hốc neo cần được lắp đặt đúng vị trí được đánh dấu và liên kết chặt chẽ với cốp pha thành theo đúng thiết kế ban đầu. Sau khi lắp đặt xong đế neo và cáp, tiến hành lắp đặt thép gia cường cho đầu neo.
Cáp dự ứng lực được gia công dưới mặt đất, sử dụng máy cắt chuyên dụng để cắt cáp (chiều dài cắt cáp = chiều dài thiết kế giữa 2 đầu neo + 0.8m x số đầu neo kéo), dùng máy ép thủy lực để chế tạo đầu neo chết, chiều dài đế trần của cáp (có tác dụng bám dính với bê tông) >= 1m và kích thước khi ép phing hai của đầu neo chết >= 10cm.
Dùng cần cẩu tháp vận chuyển cáp lên mặt sàn, đặt đúng vị trí đánh dấu trên cốp pha sàn. Cáp được bố trí thành từng cặp hai sợi một đi liền nhau, đến vị trí đầu neo kéo thì đầu hai sợi được tách ra và cách nhau 20cm để đảm bảo khoảng cách bố trí neo cũng như tấm đệm đầu neo.
Dựa vào thiết kế lưới cáp để xác định thứ tự rải cáp chính xác, điều này đảm bảo cho việc lên kết cấu sau này.
Sai số cho phép về vị trí cáp dự ứng lực là ± 10mm theo phương ngang và ± 5mm theo phương đứng.
Bước 4: Lắp dựng cốt thép lớp trên của sàn và thép đai
Cốt thép lớp trên và thép đai của dầm dọc được lắp dựng theo thiết kế, tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995.
- Nếu vị trí cốt thép trên hoặc thép đai cắt qua cáp dự ứng lực, được phép dịch cốt thép thường ra khỏi vị trí đó sao cho vừa đủ để không thể làm thay đổi vị trí của cáp dự ứng lực.
- Sử dụng con kê để liên kết lớp thép dưới của sàn, mục đích là làm cho các thép này không dịch chuyển trong quá trình thi công đổ bê tông sàn.
Bước 5: Lắp dựng con kê tạo cấu hình cáp dự ứng lực và các chi tiết đặt sẵn
Tiến hành lắp con kê:
- Các con kê đã được đánh dấu bằng màu sơn ở bước 2 tương ứng với màu đã đánh dấu vị trí cần đặt cốp pha sàn.
- Con kê được đặt với khoảng cách 1m, để định hình được sợi cáp theo đúng profile thiết kế, được liên kết bằng dây thép 1mm, thép sàn và cáp dự ứng lực.
- Lắp đặt các chi tiết đặt sẵn, cáp điện, các ống kỹ thuật, cứu hỏa, thông tin… theo yêu cầu thiết kế.
Bước 6: Đổ bê tông sàn trong thi công cáp dự ứng lực
Kiểm tra tổng thể mặt bằng trước khi đổ bê tông sàn. Việc này giúp ta khẳng định rằng cốp pha, thếp thường, đào giáo, thép dự ứng lực, các bộ phận neo dự ứng lực, các chi tiết sắn, vị trí dường dây kỹ thuật, đường ống khác đã được lắp chính xác, cố định theo thiết kế.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện bất kể vấn đề nào đề cập ở trên chưa được đảm bảo, cần dừng ngay việc đổ sàn bê tông và tiến hành sửa chữa, điều chỉnh đúng theo thiết kế, yêu cầu và tiêu chuẩn.
Trước khi đổ bê tông sàn, ông tác chuẩn bị cho việc đổ bê tông cần được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo như việc tập kết vật liệu, cung cấp điện, thiết bị đầm, phương tiện vận chuyển và nhân công. Tiến hành việc đổ bê tông được tiến hành nếu như mọi thứ đã sẵn sàng.
Bê tông sàn cần đổ liên tục cho từng khối sàn theo thiết kế, việc này cần tuân thủ theo TCVN 4453-1995.
Lưu ý, việc sử dụng máy đầm và các phương tiện vận chuyển bê tông không được làm thay đổi vị trí cáp dự ứng lực và như cáp thường.
Bước 7: Tháo cốp pha thành, khuôn neo
Sau 24h đổ bê tông, tiến hành tháo cốp pha thành và khuôn neo.
Việc tháo cốp pha thành và khuôn neo cần tiến hành cẩn thận để không bị vỡ bê tông tại khu vực đầu neo.
Trong khi tháo cốp pha thành, khuôn neo nên tiến hành kiểm tra lại đầu neo. Nếu phát hiện thấy có hiện tượng xê dịch vị trí các bộ phận neo, thép dự ứng lực hoặc nứt vỡ bê tông thì phải thông báo ngay cho bộ phận kỹ thuật phụ trách dự ứng lực để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp xử lý kỹ thuật có sự cố nói trên cần được kỹ thuật phụ trách dự ứng lực đề xuất, thông báo cho thiết kế trước khi thực hiện.
Bước 8: Kéo căng cáp dự ứng lực
Keo căng dự ứng lực trong thi công cáp dự ứng lực chỉ được thực hiện khi bê tông sàn đạt được 80% cường độ hoặc theo chỉ dẫn của thiết kế. Cường độ được xác định bằng việc thử mẫu trong khoảng 7 ngày tuổi với bê tông thương phẩm.
Trước khi lắp neo công tác và kích thủy lực để kéo căng dự ứng lực, ta cần phải kiểm tra chúng để đảm bảo chắc chắn bản neo đã được đặt vuông góc với trục của cáp dự ứng lực. Vị trí bản neo, cáp dự ứng lực không bị xê dịch trong suốt quá trình đổ sàn bê tông.
Kích thủy lực và neo công tác cần được lắp vào vị trí thích hợp đảm bảo thép dự ứng lực không bị uốn cong, neo được tiếp xúc đều nằm trên bản neo và đầu kích được tiếp xúc đều trên mặt neo.
Công tác kéo căng cho mỗi sợi cáp dự ứng lực được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
- Bước 1: Kéo theo các cấp lực: 0 Pk => 0.1 Pk => 0.5 Pk (lực kéo Pk được xác định căn cứ vào ứng suất kéo thiết kế, ma sát của hệ thống thiết bị, ma sát của sợi cáp phụ thuộc chủng loại, chiều dài và profile của cáp). Đo và ghi chép độ dãn dài tương ứng với mỗi cấp lực.
- Bước 2: Kéo theo các cấp lực: 0 Pk => 0.1 Pk => 0.5 Pk. Đo và ghi chép độ dãn dài tương ứng với mỗi cấp lực.
Cho toàn sàn, công tác kéo căng được thực hiện theo trình tự:
- Kéo theo hướng từ giữa sàn ra hai biên.
- Kéo các bó tại vị trí chân cột trước, sau đó đến các bó giữa nhịp sàn.
- Sau khi kết thúc bước 1 cho toàn sàn thì mới tiến hành bước 2.
- Trình tự kéo sẽ được lập chi tiết (sơ đồ đánh số sợi cáp, thứ tự kéo của các sợi,…) và đệ trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát để chấp thuận trước khi thi công cáp dự ứng lực
- Công tác kiểm tra độ tụt neo được thực hiện với tần suất 3 sợi/ 1 sàn.
Khi gặp sự cố trong quá trình thi công thi công cáp dự ứng lực (tụt neo, tụt nêm neo, độ dãn dài bất thường, đứt cáp,…) Nhà thầu sẽ lập tức dừng thi công và thông báo với các bên có liên quan để tìm giải pháp xử lý, khắc phục.
Công tác căng kéo được hoàn thành khi tất cả các sợi cáp được kéo đến lực kéo yêu cầu, độ dãn dài và độ tụt neo nằm trong giới hạn cho phép, các sự cố (nếu có) được khắc phục theo đúng yêu cầu.
Bước 9: Cắt đầu cáp thừa
Công đoạn này thực hiện:
- Sau khi hoàn thành công việc kéo căng thép dự ứng lực trong thi công cáp dự ứng lực cho mỗi sàn, có thể tiến hành cắt đầu cáp thừa.
- Việc cắt cáp thừa được tiến hành bằng máy cắt cáp cầm tay.
- Độ tụt vào phía trong mép sàn của cáp còn lại nằm trong khoảng từ 15-20mm.
Bước 10: Bảo vệ đầu neo
Sau khi kết thúc việc cắt cáp thừa, cần nhanh chóng tiến hành công việc bảo vệ đầu neo, đảm bảo thép dự ứng lực không bị ăn mòn dưới tác động của môi trường.
Công việc bảo vệ đầu neo được tiến hành như sau:
- Vệ sinh lỗ neo.
- Bôi mỡ chống rỉ cho neo và đầu thép dự ứng lực(mỡ trung tính).
- Sử dụng vữa không co ngót đổ chèn hốc neo đảm bảo độ chắc đặc, tránh sự xâm thực của môi trường (dự kiến thời gian từ khi bắt đầu kéo căng đến khi kết thúc trong 03 ngày).
Bước 11: Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo
Công việc tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được tiến hành sau khi công việc thi công cáp dự ứng lực đã được hoàn thành và được nghiệm thu.
Việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo được tiến hành một cách cẩn thận, kỹ thuật dự ứng lực phải có mặt tại công trình để xem xét diễn biến của sàn BTCT trong quá trình tháo dỡ cốp pha và có biện pháp kịp thời mỗi khi có hiện tượng bất thường xẩy ra.
Quy trình kiểm tra, nghiệm thu công tác thi công cáp Dự ứng Lực
- Kiểm tra vật tư, thiết bị
- Kiểm tra chứng chỉ kiểm định thiết bị, chứng chỉ xuất xưởng và kết quả thí nghiệm vật tư.
- Nghiệm thu công tác gia công, lắp đặt cáp
- Kiểm tra vị trí, kết cấu sợi cáp; kiểm tra vị trí, kích thước, độ nghiêng mặt neo kéo, kiểm tra kích thước đầu neo chết.
- Nghiệm thu công tác kéo căn.
- Kiểm tra và phê duyệt trình tự kéo căng, các dung sai độ dãn dài, độ tụt neo, các phương án xử lý đối với các sự cố thông thường.
- Kiểm tra quá trình kéo căng, đánh giá kết quả kéo căng (báo cáo kết quả kéo căng; độ dãn dài, độ tụt neo) và nghiệm thu công tác kéo căng.
- Nghiệm thu công tác cắt đầu cáp, bịt đầu neo
- Kiểm tra công tác cắt đầu cáp thừa.
- Phê duyệt cấp phối vữa chèn hốc neo.
- Kiểm tra thi công chèn vữa và nghiệm thu.
Công tác thi công cáp dự ứng lực được coi là hoàn thành khi hoàn tất các công đoạn kiểm tra và nghiệm thu nêu trên.
Đơn vị thi công sàn dự ứng lực – sàn phẳng uy tín
TBox Việt Nam hiện là đơn vị chuyển giao công nghệ “Sàn bê tông dự ứng lực” – sàn phẳng hàng đầu thị trường hiện nay. Tại Việt Nam đang có rất nhiều đơn vị thi công và xây dựng có tên tuổi và đang được ưa chuộng.
Trong đó TBox Việt Nam chúng tôi từ hào là một trong những đơn vị tiên phong về các công nghệ xây dựng mới trong ngành công nghiệp xây dựng.
Ngoài sàn phẳng TBox, chúng tôi còn là một đơn vị chuyển giao và thi công công nghệ Sàn bê tông dự ứng lực. Chúng tôi đã ứng dụng công nghệ này trên rất nhiều công trình lớn nhỏ toàn quốc hiện nay
TBox Việt Nam là một điểm đến uy tín và chất lượng dành cho nhiều chủ đầu tư lựa chọn và tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về sàn dự ứng lực mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn cùng tham khảo. Mọi thắc mắc về việc thi công sàn dự ứng lực cho các công trình xây dựng bạn có thể liên hệ cho TBox Việt Nam. Chúng tôi hứa sẽ hỗ trợ giải quyết thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.
– Sàn ô cờ: Giải pháp sàn nhẹ tiết kiệm nhất
– Sàn Tbox: Công nghệ Italya
– Sàn Uboot: Công nghệ Italya
– Sàn Nevo: Công nghệ Italya
– Sàn rỗng: Tổng quát về các loại sàn phẳng tạo rỗng
– Sàn bóng: Công nghệ sàn bóng Đan Mạch – sàn rỗng đầu tiên tới Việt Nam
– Sàn Vro: Công nghệ sàn xốp Việt Nam
– Kinh nghiệm thi công kiểm soát các loại sàn không dầm
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288