Móng đơn là một trong những cấu kiện quan trọng trong kết cấu công trình, đặc biệt những công trình nhà cấp 4 2 tầng có địa chất tốt hay sử dụng loại móng này thì cần quan tâm sâu sát hơn.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về móng đơn và cách tính khối lượng móng đơn chính xác nhất .
Móng đơn là gì?
Móng nhà là một bước quan trọng đối với mỗi công trình, ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền và vững chắc của công trình đó. Nó là phần chịu tải trọng và áp lực của cả công trình. Có khá nhiều loại móng khác nhau. Tùy vào đặc điểm và quy mô của từng công trình mà các đơn vị thi công sẽ lựa chọn những loại móng phù hợp.
Đối với những công trình nhà ở, các công trình khoảng 3 tầng, người ta thường lựa chọn móng đơn. Móng đơn còn có tên gọi khác là móng cốc, loại móng này sẽ đỡ 1 hoặc 1 cụm cột. Các móng đơn sẽ được xây dựng dưới chân cột và được gia cố chắc chắn lại bằng cừ tràm.
Móng đơn có thể được xây dựng dưới dạng móng cứng, móng mềm hoặc được xây dưới dạng kết hợp. Tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của móng mà người ta thiết kế móng đơn dưới hình vuông, móng tám cạnh hay là móng hình tròn, hình chữ nhật… Các loại móng đơn thường được sử dụng trong các công trình nhà ở, móng trụ điện, hay dưới trụ đỡ dầm tường,…
Ưu điểm và nhược điểm của móng đơn trong xây dựng
Móng đơn được nhiều đơn vị thi công sử dụng bởi chúng có thể tiết kiệm chi phí khi xây dựng. Nhược điểm của móng đơn là chúng không chịu được trọng tải lớn và không áp dụng được trong điều kiện nền đất xấu. Đối với những trường hợp móng cần chịu tải trọng lớn, phải mở rộng mở rộng móng, chúng ta sẽ phải tăng cả chiều dài lẫn chiều sâu của móng đơn.
Vì những ưu nhược điểm trên, móng đơn thường được sử dụng tại các công trình có tải trọng không quá lớn, và công trình được xây dựng trên nền đất tốt.
Phân loại móng đơn
Hiện nay có nhiều loại móng đơn khác nhau, có thể kể đến như móng đơn dưới tường, móng đơn dưới cột và dưới trụ,…. Trong trường hợp áp lực do tường nhà truyền xuống nhỏ, nền đất tốt và tính nén lún bé, người ta thường áp dụng móng đơn dưới tường. Khoảng cách giữa các móng đơn là từ 3 đến 6m, dọc theo tường. Để tăng khả năng chịu lực, người ta sẽ đặt dầm móng.
Cấu tạo của móng đơn
Móng đơn được cấu tạo từ nhiều phần, gồm có:
- Giằng móng: giằng móng có tác dụng chịu lực và nâng đỡ tường bên trên, và giúp các móng của công trình không bị sụt lún.
- Cổ móng: Thông thường, cổ móng được xây dựng với kích thước bằng vớt cột tại tầng trệt. Hoặc, các đơn vị thi công sẽ xây cổ móng với kích thước lớn hơn 2,5cm để lớp bê tông được chắc chắn hơn.
- Bàn móng: Bàn móng thường có đáy hình chữ nhật, và có độ dốc vừa phải. Kích thước của bàn móng cũng được tính toán chính xác trước khi xây dựng.
- Lớp bê tông lót của móng: Lớp bê tông này sẽ giúp hồ móng được làm sạch và phẳng. Lớp bê tông lót này sẽ làm ván khuôn đổ bê tông và ngăn chặn tình trạng mất nước xi măng.
Hiểu được cấu tạo những bộ phận của móng đơn sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra những công thức tính thể tích móng đơn và công thức tính bê tông móng đơn chính xác hơn. Từ đó, việc xây dựng có thể diễn ra mà không gặp phải các sai sót.
Các bước trong giai đoạn thi công móng đơn
Trước khi thi công móng đơn, chúng ta cần chuẩn bị về mặt bằng, nhân công và máy móc. Chúng ta cần xác định kích thước, cấu tạo và vị trí của móng sau đó tiến hành đào móng. Những người thợ thi công sẽ dựa theo các bản vẽ thiết kế để tiến hành đào móng và đóng cọc.
Dù đây là móng đơn, nhưng nếu nền đất quá yếu, những người thợ sẽ phải gia cố bằng cột tre hoặc cừ tràm trước khi đóng cọc. Sau khi đã cố định cọc, thợ thi công sẽ tiến hành đào hố đất. Ở công đoạn này, khi đào móng, cần đảm bảo độ nông, sâu và diện tích của hố móng, đảm bảo đúng theo công thức tính thể tích móng đơn.
Hố móng cần phải được giữ khô ráo, nếu bị ướt, phải tiến hành xử lý, đảm bảo hố khô thì mới tiếp tục thực hiện các công đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, thợ thi công cũng cần xử lý bề mặt móng thật bằng phẳng và chắc. Có thể sử dụng máy đầm hay đầm tay để đảm bảo độ chắc của bề mặt móng.
Lúc này, các đơn vị thi công sẽ áp dụng các công thức tính khối lượng bê tông móng đơn, công thức tính thể tích bê tông móng đơn để tính toán thể tích móng và lượng bê tông cần thiết.
Trước khi đổ bê tông móng, thợ thi công sẽ tiến hành ghép cốp pha và lưới thép. Khi chuẩn bị hoàn tất cốp pha thợ xây dựng sẽ tiến hành đổ bê tông móng. Một lưu ý trong quá trình đổ bê tông móng, chúng ta không được để móng bị ngập nước. Nước sẽ ảnh hưởng tới độ kết dính của bê tông, ảnh hưởng độ chắc chắn của móng.
Bước cuối cùng của giai đoạn đổ móng là tháo cốp pha và bảo dưỡng móng. Chúng ta cần dưỡng ẩm thường xuyên để móng đạt được chất lượng tốt nhất. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là tưới nước, phủ các vật ẩm lên bề mặt móng.
Các công thức tính móng đơn quan trọng
Tính thể tích của móng đơn rất quan trọng, nó giúp chúng ta tính toán được chuẩn xác kích thước của móng và khối lượng của những loại nguyên vật liệu xây dựng được sử dụng. Không những thế, sử dụng các công thức tính móng đơn còn giúp chúng ta có thể xây dựng móng bền vững hơn, đảm bảo được tải trọng của công trình và tiết kiệm chi phí khi tiến hành thi công móng nhà.
Công thức tính thể tích móng đơn
Để tính thể tích móng đơn, chúng ta cần xác định được hình dạng của đáy móng. Từ hình dạng của móng đơn, chúng ta có thể xây dựng công thức tính thể tích móng đơn một cách chính xác hơn. Dưới đây là một số công thức tính diện tích đáy móng thông dụng:
- Đáy móng là hình tam giác: S = (b. h)/2
- Đáy móng là hình chữ nhất: S = a.b
- Đáy móng là hình vuông: S= a.a
- Đáy móng là hình thang: S= ((a + b)/2 ) . h
Đối với những móng nhà có đáy như trên, chúng ta có công thức tính thể tính bê tông móng đơn bằng cách lấy diện tích đáy móng nhân với chiều cao.
Một số công thức tính thể tích móng đơn như sau:
- Với móng hình lập phương, thể tích móng = a.a.a
- Với móng hình hộp, thể tích móng = a.b.c
- Với móng hình đống cát, ta có công thức tính thể tích móng móng đơn:
V= (h/6). [a.b + (a+a1) . (b+b1) + a1.b1 ]
- Với móng hình ống, ta có công thức tính thể tích móng đơn:
V=(π/4).h.[D²-d²]
Công thức tính móng đơn cơ bản
Đối với móng có tải trọng đặt đúng tâm: P sẽ nhỏ hơn hoặc bằng R.
Đối với móng có tải trọng lệch tâm, P nhỏ hơn hoặc bằng 1,2.R.
Ta có công thức tính móng cơ bản như sau:
R=m(A.y.b+B.q+D.c)
Trong đó: b là chiều rộng của đáy móng
q là tải trọng một bên của móng
c là lực dính theo đơn vị của lớp nền đất xây móng
A, B và D là các thông số phụ thuộc vào các góc ma sát trong của đất
M là hệ số ở mức điều kiện có thể làm việc của nền móng đơn
Kết luận
Móng nhà là bộ phận quyết định đến độ vững chắc, bền bỉ của ngôi nhà. Các móng đơn khi xây dựng sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tuy nhiên, để đạt được độ vững chắc và chất lượng của móng, chúng ta cần áp dụng các công thức tính khối lượng bê tông móng đơn, công thức tính thể tích móng đơn một cách chính xác. Mong rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về móng đơn và công thức tính móng đơn.
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288