Có phải bạn đang muốn cải tạo mới cho ngôi nhà của mình? và nghe nói khi cải tạo nhà thì cần phải có đơn xin sửa chữa nhà nộp lên cơ quan chính quyền. Nhưng chưa biết thông tin xác thực là như thế nào cũng chẳng biết khi làm đơn, nộp đơn thì cần những thủ tục gì. Vậy thì sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về mẫu đơn xin sửa chữa nhà và các thông tin liên quan nhé!
Giới thiệu về đơn xin sửa chữa nhà
Đơn xin sửa chữa nhà là gì?
Đơn xin sửa chữa nhà ở là một tài liệu được một cá nhân hay tổ chức lập ra. Sau đó nộp lên cho cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở của mình.
Trong một mẫu đơn xin sửa chữa nhà không thể thiếu các thông tin về:
- Công trình
- Chủ đầu tư
- Đơn vị hoặc chủ nhiệm thiết kế
- Thời gian dự kiến hoàn thành công trình trong bao lâu
- Cam kết và tài liệu đi kèm.
Công dụng của đơn xin sửa chữa nhà
Đơn xin sửa chữa nhà được lập ra là có nguyên do của nó. Mẫu đơn xin phép phép sửa chữa nhà không chỉ giúp chủ nhà đang có nhu cầu sửa chữa nhà ở nắm chắc được các thủ tục về hành chính. Hơn nữa, nó còn giúp tiết kiệm được công sức cho bạn khi làm đơn và tránh những soi mói không đáng có ở trong quá trình thi công nhà.
Có bắt buộc phải gửi đơn xin sửa chữa nhà hay không?
Quy định của luật xây dựng năm 2014 đã đưa ra rằng trước khi thi công sửa chữa nhà ở, bạn cần phải có giấy phép sửa chữa trừ 2 trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Công trình sửa chữa nhà của bạn chỉ thi công thay đổi phần ngoài của kiến trúc. Thêm nữa là nó không tiếp giáp với đường trong đô thị, dải đất có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Trường hợp 2: Công trình sửa chữa của bạn là chỉ lắp đặt các máy móc ở bên trong mà thôi. Ngoài ra, không làm thay đổi bất cứ một công năng sử dụng hay kết cấu chịu lực nào. Đặc biệt, không làm ảnh hưởng tới môi trường và an toàn công trình.
Như vậy, khi bạn có nhu cầu sửa chữa nhà ở mà không thuộc trong 2 trường hợp trên thì phải bắt buộc gửi đơn xin sửa chữa nhà để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa cho bạn.
Nếu như bạn có nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở thuộc trong đối tượng phải xin phép cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Nhưng mà lại tự ý thi công, không thực hiện, hoàn thành đơn xin phép cũng như hồ sơ để gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì bạn chắc chắn sẽ bị xử phạt hành chính.
Lưu ý: Khi bạn chỉ xây dựng nhà mới ở nông thôn mà không phải xây ở trong các khu bảo tồn hay các khu di tích thì sẽ được miễn giấy phép xây dựng. Còn việc sửa chữa, cải tạo nhà cũ thì chỉ nằm trong 2 trường hợp trên thì mới được miễn giấy cấp phép sửa chữa.
Tại sao đơn xin sửa chữa nhà lại cần thiết đến như vậy
Đầu tiên lý do như đã nêu trên, đơn xin sửa chữa cải tạo nhà là bắt buộc chỉ trừ 2 trường hợp. Nếu như bạn không làm đơn để nộp lên cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt hành chính.
Thứ 2 để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro cho gia chủ. Bởi trong quá trình thi công sửa chữa nhà ở có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến những gia đình ở xung quanh, như là về tiếng ồn quá mức, rồi bụi bặm và an ninh khu vực. Vì vậy, đây chính là nguyên do bạn cần phải nộp đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà cho cơ quan có thẩm quyền tại nơi bạn cư trú.
Thứ 3 để tránh những ảnh hưởng không đáng có xảy ra. Ví dụ như trong quá trình mà đang thi công dở, đã tiến hành thanh toán rồi. Nhưng đột nhiên bị cơ quan chức năng kiểm tra đột ngột, thế là không hoàn thành được quá trình xây dựng. Hay trong trường hợp công trình của bạn đã hoàn thành xong hết rồi, nhưng vì chưa được cấp phép nên bị nộp phạt tiền nặng, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Thậm chí, có khả năng còn bị tháo dỡ công trình – điều đáng tiếc nhất sẽ xảy ra. Do đó, bạn nên xin đơn sửa chữa trước khi tiến hành quy trình thực tế là một điều cần thiết.
Quy trình xin phép sửa chữa nhà ở
Việc nộp đơn cần thiết như thế nào thì chúng ta cũng biết rồi. Vậy để nộp đơn cũng như nộp hồ sơ thì chúng ta phải tuân thủ theo quy trình sau đây:
Bước thứ nhất: Nộp hồ sơ
Bạn phải đến ủy ban nhân dân cấp huyện hay huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, nơi mà bạn cư trú có nhà ở đang dự kiến được sửa chữa và cải tạo.
Khi nộp hồ sơ, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc là gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến ủy ban nhân dân cấp huyện hay địa phương để tiếp nhận và trả kết quả.
Bước thứ 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tại nơi bạn sửa chữa, cải tạo nhà ở sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Nếu như hồ sơ hợp lệ thì họ sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ. Nếu như hồ sơ không hợp lệ và chưa đủ yêu cầu thì sẽ ghi hướng dẫn để bạn hoàn thiện hồ sơ theo đúng như quy định.
Bước thứ 3: Giải quyết yêu cầu
Khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ của bạn và đi kiểm tra đất đai, nhà ở của bạn.
Trong trường hợp khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xác định thấy những tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng so với thực tế hay còn thiếu. Sau đó, cần phải thông báo một lần bằng văn bản cho chủ nhà bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ rồi nộp lên.
Nếu như sau khi đã thông báo cho chủ nhà bổ sung rồi mà vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu theo như văn bản đã thông báo thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo lại bằng văn bản hướng dẫn giúp cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Lúc này chủ nhà cần bổ sung thêm và hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, đạt yêu cầu theo như văn bản đã thông báo.
Nếu như chủ nhà vẫn tiếp tục bổ sung hồ sơ không đúng như văn bản thông báo thì cơ quan thẩm quyền sẽ gửi thông báo đến chủ nhà về lý do không cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà.
Trong trường hợp hồ sơ của chủ nhà đã đáp ứng được yêu cầu ngay từ khi thẩm định thì cơ quan sẽ ra quyết định cấp giấy phép ngay cho chủ đầu tư tiến hành thi công.
Bước thứ 4: Trả kết quả
Trong vòng 30 ngày từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chủ nhà sẽ được trả kết quả xem mình có được cấp giấy phép hay không. Khi được trả kết quả bạn phải đóng lệ phí giấy cấp phép và mỗi địa phương thì sẽ có mức thu không giống nhau.
Các mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở
Để có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh thì không thể thiếu đơn xin sửa chữa nhà. Sau đây, mình sẽ giới thiệu đến bạn 2 mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà in sẵn và viết tay.
Mẫu đơn in sẵn
Trong hiện đại công nghệ hiện nay, việc tìm kiếm một mẫu đơn xin sửa chữa nhà in sẵn là rất dễ dàng. Ví dụ bạn muốn tìm kiếm mẫu đơn xin sửa nhà chống dột, thì bạn chỉ cần lên mạng và search, thế là nó hiện ra hàng loạt các mẫu đơn cho bạn lựa chọn.
Việc sử dụng mẫu đơn in sẵn không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi xem xét và thực hiện xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở mà còn đảm bảo việc xin phép sửa chữa nhà hợp pháp. Bởi mẫu đơn này còn có đầy đủ các thông tin cần thiết mang đến độ chính cao cho tờ đơn và tính thẩm mỹ tốt.
Dưới đây là link mẫu đơn xin sửa chữa nhà in sẵn, bạn có thể tham khảo: TẠI ĐÂY
Mẫu đơn viết tay
Khi trong trường hợp cần thiết và khẩn cấp, bạn có thể lựa chọn cho mình mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay.
Việc sử dụng mẫu đơn viết tay là cách thức truyền thống. Cách thức này được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Tuy nhiên, viết đơn bằng tay có một nhược điểm là tiêu tốn khá nhiều thời gian của mọi người. Điều này, mẫu đơn in sẵn sẽ giúp bạn xử lý nhanh hơn rất nhiều.
Lưu ý cho gia chủ khi làm đơn xin sửa chữa nhà bằng tay phải có các nội dung sau:
- Đảm bảo có đầy đủ các thông tin về nơi tiếp nhận cũng như thụ lý đơn xin sửa nhà.
- Thông tin ngôi nhà của bạn.
- Thông tin của chủ hộ.
- Những thông tin thay đổi và cần được cơ quan thẩm quyền cấp phép hay cải tạo.
- Thông tin thời gian để hoàn thành quá trình sửa chữa, cải tạo nhà ở.
Dưới đây là link mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà ở viết tay, bạn có thể tham khảo: TẠI ĐÂY
Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin phép sửa chữa nhà ở
Một mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà ở hoàn hảo bao gồm 5 mục chính. Bạn cần điền và viết đầy đủ các thông tin vào từng mục. Sau đây mình sẽ hướng dẫn chi tiết, bạn nhớ theo dõi nhé!
Nơi nhận đơn
Ở mục này bạn cần ghi rõ ràng, rành mạch và chính xác cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho bạn.
Thông tin về chủ hộ/chủ đầu tư
Ở mục này, bạn cần phải ghi đầy đủ các nội dung như sau: Tên chủ hộ, địa chỉ để liên hệ và số điện thoại.
Thông tin nhà cần sửa chữa
Bạn cần ghi đầy đủ, rành mạch thông tin về nhà ở cần sửa chữa của mình theo các nội dung:
- Địa điểm xây dựng: Số nhà cần sửa chữa của bạn thuộc đường nào, xã nào, huyện hay quận, thị xã, tỉnh hay thành phố nào?
- Diện tích: Cần ghi chính xác diện tích nhà bạn cần sửa chữa theo giấy phép xây dựng hoặc theo đo đạc thực tế.
- Lô đất số: Bạn cần lấy theo đúng như thông tin ở trong sổ đỏ của nhà bạn đã được cơ quan nhà nước cấp.
Phần đề nghị cấp phép sửa chữa
- Loại công trình: Bạn ghi là nhà ở.
- Diện tích xây dựng: bạn phải ghi đúng theo như diện tích xây dựng ở trong giấy phép. Nếu như bạn không có giấy phép thì ghi theo như kết quả đo thực tế .
- Tổng diện tích của sàn: Nếu như nhà bạn có nhiều tầng thì phải ghi rõ ràng diện tích sàn các tầng ra. Ví dụ như: Sàn tầng 1 bao nhiêu m2, sàn tầng 2 bao nhiêu m2, sàn tầng 3 bao nhiêu m2,…
- Chiều cao của công trình: cũng giống như phần diện tích sàn bạn cần ghi rõ bao nhiêu m. Ví dụ: Chiều cao tầng 1 bao nhiêu m, Chiều cao tầng 2 bao nhiêu m, Chiều cao tầng 3 bao nhiêu m,…
- Số tầng: Bạn cần ghi rõ số lượng tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tầng tum của nhà bạn.
Giấy tờ kèm theo
Trong hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở để nộp lên cơ quan chính quyền, ngoài đơn xin phép được cấp sửa chữa nhà ở ra thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác kèm theo đơn như:
- Một trong những bảo sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng nhà ở như là sổ đỏ,… được công chứng hoặc chứng thực.
- Các bản vẽ của công trình được sửa chữa, cải tạo.
Một số lưu ý khi viết đơn xin sửa chữa nhà ở
Bạn cần phải ghi các thông một cách đầy đủ theo trình tự như ở trong các mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà. Đảm bảo mọi thông tin về ngôi nhà như: hiện trạng hư hỏng cần phải cải tạo lại, đơn vị thi công sửa chữa nhà,…sẽ được truyền tải đến cơ quan thẩm quyền tốt nhất.
Khi viết đơn xin phép sửa chữa nhà, bạn cần phải thể hiện rành mạch và cụ thể nội dung muốn đề nghị. Hơn hết, các thông tin trong đơn phải đảm bảo đầy đủ, súc tích và trình bày không rườm rà trên giấy A4. Nên nhớ là không được viết tắt trong đơn. Nếu bạn viết đơn bằng tay thì cần trình bày một cách sạch sẽ, đặc biệt điều cấm kỵ là không được viết sai chính tả và viết bằng nhiều loại mực khác nhau.
Trên đây, mình đã chia sẻ những thông tin cần thiết về việc làm đơn cho bạn khi có nhu cầu sửa chữa, cải tạo lại nhà. Nếu như bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc về các mẫu đơn xin sửa chữa nhà hay các thủ tục,… thì hãy comment ở dưới đây để được giải đáp nhé!
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288