Cùng với sự phát triển của xã hội là sự gia tăng dân số mạnh mẽ. Nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình tiện ích cũng tăng lên nhanh chóng. Để đảm bảo về độ chắc chắn, bền vững, không bị sụt lún thì phần móng đóng vai trò quyết định. Trong đó, ép cọc bê tông là công đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình.
| Xem thêm: Báo giá dịch vụ xây nhà trọn gói
Để hiểu hơn về quá trình này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông quan trọng liên quan tới ép cọc bê tông trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là quá trình sử dụng những máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại, đóng những cọc bê tông đã được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu được đánh dấu trước đó. Khi sử dụng phương pháp ép cọc, khả năng chịu lực và tải trọng của nền móng công trình sẽ được nâng cao và cải thiện.
Phân loại ép cọc bê tông theo các phương pháp ép cọc
Biện pháp ép đỉnh cọc
Ép đỉnh cọc là biện pháp sử dụng lực ép từ đỉnh cọc. Khi sử dụng biện pháp này, lực ép sẽ được truyền trực tiếp lên đầu cọc, các máy ép thực hiện ấn cọc xuống từ đỉnh cọc bê tông.
Ưu điểm của phương pháp này là việc hạ cọc được diễn ra dễ dàng, thắng được các lực ma sát. Tuy nhiên, để sử dụng biện pháp ép cọc đỉnh, cần có 2 hệ khung để thi công: khung cố định và khung di động. Bên cạnh đó, chiều dài cọc ép bị giới hạn bởi khung của máy ép do chiều cao của khung phải lớn hơn chiều cao của cọc.
Biện pháp ép ôm cọc (Ma sát)
Ép ôm cọc (Ma sát) là biện pháp sử dụng lực ép từ hai bên hông cọc để ép cọc xuống. Do lực ép ôm thường không đủ lớn để ép cọc nên hiện nay, phương pháp này không được sử dụng phổ biến. Biện pháp ép ôm cọc cũng thường có hiệu quả không cao.
Phân loại ép cọc bê tông theo các loại máy ép cọc
Biện pháp ép cọc bê tông bằng máy Neo
Khi lựa chọn thi công bằng máy ép Neo, những người thợ sẽ sử dụng máy ép thủy lực để nén các cọc neo xuống đất. Phương pháp ép cọc bê tông này thường được sử dụng cho những công trình vừa và nhỏ. Thậm chí những công trình có diện tích thi công nhỏ hẹp cũng có thể áp dụng biện pháp này.
Ép cọc bằng máy bán tải
Máy bán tải là loại máy ép cọc có đối trọng bằng với máy Neo, có thiết kế với 6 trụ neo. Tương tự như máy ép neo, phương pháp ép cọc bê tông này có thể áp dụng cho tất cả các công trình từ lớn đến nhỏ, những khu vực ngõ ngách, chật hẹp vẫn có thể sử dụng được. Những chiếc máy ép cọc bán tải thường có lực ép từ 50 tấn đến 60 tấn. Khi lựa chọn phương pháp này, thời gian thi công có thể diễn ra khá lâu.
Ép cọc bê tông bằng máy tải
Máy ép tải được đánh giá là loại máy dân dụng và được sử dụng phổ biến ở nhiều công trình xây dựng tại Việt Nam. Loại máy này có thể thi công với những cọc bê tông cốt thép với kích thước, tiết diện cọc đa dạng. Không những thế, phương pháp ép cọc bê tông bằng máy tải dễ dàng sử dụng và có mức chi phí khá thấp, có thể áp dụng cho mọi công trình.
Ép cọc bằng máy robot
Ép cọc bằng robot là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Thông thường, phương pháp này được áp dụng cho những dự án lớn, khối lượng cọc nhiều, thậm chí lên tới hàng vạn mét cọc. Những chiếc máy ép cọc robot có lực ép tải bằng thủy lực từ 80 tấn, 150 tấn, 240 tấn, 360 tấn, có những loại máy ép cọc robot có lực ép tải lên tới 1000 tấn.
Ưu điểm của phương pháp ép cọc bê tông bằng máy robot là độ chính xác cao, khoảng cách giữa các cọc được đảm bảo đúng như thiết kế. Máy ép cọc robot sẽ thay thế sức lao động của con người, vì vậy, chủ đầu tư sẽ có thể tiết kiệm thời gian thi công và tiết kiệm chi phí.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật đổ bê tông móng và cột nhà
Quy trình ép cọc bê tông chuẩn công trình nhà phố
Chuẩn bị cho quá trình ép cọc
Để thực hiện ép cọc, chủ đầu tư và các đơn vị ép cọc bê tông cần tiến hành khảo sát địa chất và lên phương án thiết kế. Sau đó, các đơn vị thi công sẽ bắt đầu đúc cọc dựa theo số lượng, hình dạng, tiêu chuẩn cọc theo các quy định trong hợp đồng. Những chiếc cọc ép được đúc xong sẽ được di chuyển tới khu vực thi công, chuẩn bị ép cọc.
Trước khi tiến hành ép cọc, các đơn vị cần thực hiện một số bước như sau: Chuẩn bị máy móc và lắp ráp các thiết bị; đảm bảo máy ép, cẩu, đối trọng, cọc nối, máy hàn, được đặt đúng kỹ thuật. Trước khi thi công, các đơn vị cần chạy thử máy ép để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả.
Thực hiện ép cọc bê tông
Tùy theo các công trình, các đơn vị thi công sẽ lựa chọn phương pháp và máy ép cọc phù hợp. Khi đáy kích đã tiếp xúc với đỉnh cọc, chúng ta tăng dần áp lực. Trong quá trình ép, cần chú ý để cọc luôn thẳng đứng, nếu cọc nghiêng, phải điều chỉnh lại ngay.
Nếu xuất hiện tình trạng lực ép đột ngột gia tăng, có thể là do đã gặp phải lớp đất, đá cứng. Lúc này, chúng ta cần phải giảm tốc độ nén và kiểm tra lực ép sao cho không vượt quá mức cho phép. Khi ép đến giai đoạn cuối, có thể sử dụng cọc phụ hoặc dùng phương pháp ép âm để đưa đầu cọc xuống cốt âm.
Kết thúc quá trình ép cọc bê tông
Sau khi kết thúc quá trình ép cọc, đơn vị thi công cần kiểm tra xem cọc ép xuống đã đạt tiêu chuẩn hay chưa. Nếu ép cọc bê tông không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, cọc bị nghiêng, bị gãy, …. cần phải tiến hành nhổ cọc lên và ép bổ sung. Các đơn vị thi công cũng cần ghi chép lại thông tin về cọc ép, máy móc sử dụng, tiến độ thi công, các sự cố,… để có thể dễ dàng theo dõi và kiểm tra tình trạng của cọc bê tông.
Chiều sâu ép cọc bê tông nhà phố
Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng chiều sâu ép cọc bê tông cho nhà phố là bao nhiêu. Trên thực tế, chiều sâu của cọc bê tông còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lực ép, địa chất của khu vực thi công, loại cọc ép,…Trên thực tế, độ sâu của cọc còn phụ thuộc vào loại móng nhà.
Những ngôi nhà có móng nông thường sử dụng ép cọc có độ sâu khoảng 0,5m đến 3m. Độ sâu của cọc không được phép nhỏ hơn 0,5m để đảm bảo mức độ chắc chắn cho ngôi nhà. Đối với các công trình có móng sâu thường sẽ căn cứ vào địa hình, loại cọc để ép theo yêu cầu kỹ thuật. Thông thường, ép cọc bê tông có độ sâu khoảng 12 – 17m, hoặc có thể sâu hơn.
Tham khảo bảng báo giá ép cọc bê tông tại Hà Nội
Báo giá ép cọc neo
Tiết diện cọc | Mác bê tông | Thép Thái Nguyên | Thép Đa hội | Đơn giá cọc/m | Đơn giá ép/m | Trọn gói/m |
200×200 | 250 | D14 | 135.000 VNĐ | 30.000 VNĐ | 165.000 VNĐ | |
200×200 | 250 | D14 | 105.000 VNĐ | 30.000 VNĐ | 135.000 VNĐ | |
250X250 | 250 | D14 | 190.000 VNĐ | 40.000 VNĐ | 235.000 VNĐ | |
250X250 | 250 | D14 | 170.000 VNĐ | 49.000 VNĐ | 219.000 VNĐ | |
250X250 | 250 | D16 | 185.000 VNĐ | 49.000 VNĐ | 234.000 VNĐ | |
250X250 | 250 | D16 | 155.000 VNĐ | 49.000 VNĐ | 204.000 VNĐ | |
300X300 | 250 | D16 | 280.000 VNĐ | 70.000 VNĐ | 350.000 VNĐ | |
300×300 | 250 | D16 | 260.000 VNĐ | 70.000 VNĐ | 330.000 VNĐ |
Bảng báo giá ép cọc bằng Robot
Loại cọc | Loại sắt, thép | Đơn giá cọc | Đơn giá ép/m | Trọn gói (1000m) |
220×220, mác cọc 250 | D14 | 135.000 VNĐ – 145.000VNĐ | 20.000 VNĐ – 60.000 VNĐ | 60 đến 80 triệu đồng |
250×250, mác cọc 250 | D14 | 190.000VNĐ – 200.000VNĐ | 20.000 VNĐ – 60.000 VNĐ | 60 đến 80 triệu |
Báo giá ép cọc ly tâm đúc sẵn
Loại cọc ly tâm | Mác cọc bê tông | Báo giá cọc ly tâm/ md |
Ép cọc ly tâm D300 | 600- 800 | 200.000 – 210.000 VNĐ |
Ép cọc ly tâm D350 | 600 – 800 | 260.000 – 270.000 VNĐ |
Ép cọc ly tâm D400 | 600 – 800 | 330.000 – 350.000 VNĐ |
Ép cọc ly tâm D500 | 600 – 800 | 430.000 – 460.000 VNĐ |
Ép cọc ly tâm D600 | 600- 800 | 540.000 – 560.000 VNĐ |
Những lưu ý trong hợp đồng ép cọc bê tông
Để quá trình ép cọc bê tông được diễn ra thành công, ngoài việc lựa chọn đơn vị thi công, các bạn còn cần lưu ý một số điều khi lập hợp đồng:
- Cần thỏa thuận về thời gian: Hãy đưa khoảng thời gian cần hoàn thành quá trình ép cọc và khoản phí phạt nếu vi phạm tiến độ thi công vào hợp đồng. Điều này sẽ giúp công trình của bạn được thi công đúng tiến độ, không bị chậm trễ.
- Thỏa thuận rõ ràng về giá cả. Khi lập hợp đồng: bạn cần lưu ý tìm hiểu kĩ càng và so sánh mức giá để có thể thỏa thuận được mức chi phí hợp lý nhất.
- Thỏa thuận kỹ càng về yêu cầu, chất lượng cọc. Để việc ép cọc bê tông có chất lượng cao nhất, bạn cần nêu rõ những yêu cầu về vật liệu đúc cọc, chiều dài, khối lượng, yêu cầu cụ thể về cọc bê tông vào hợp đồng.
Top những đơn vị ép cọc tại Hà Nội
Để việc ép cọc bê tông đạt chất lượng tốt nhất, lựa chọn đơn vị thi công uy tín đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều đơn vị thi công ép cọc bê tông, khiến khách hàng phân vân, không biết nên lựa chọn đơn vị nào. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài công ty ép cọc tại Hà Nội uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội.
Công ty ép cọc bê tông 24h tại Hà Nội
Đơn vị thi công này được đánh giá là có chi phí rẻ nhất tại Hà Nội. Đây là đơn vị chuyên sản xuất cọc và có quy trình thi công hiện đại với những thiết bị tiên tiến. Hiện nay, công ty này đã thi công cho hơn 500 công trình bao gồm nhà ở, công xưởng, … Tải trọng của các công trình trong khoảng 40 tấn, 60 tấn, 70 tấn hoặc 80 tấn.
Đơn vị thi công ép cọc tại Hà Nội Thăng Long
Ngoài việc thực hiện ép cọc bê tông, công ty này còn cung cấp những loại máy ép cọc như máy neo, máy tải, máy ép cọc robot từ 40 tấn tới 1000 tấn. Công ty chuyên cung cấp dịch vụ ép cọc cho các công trình nhà dân, nhà phố, nhà hình chữ L, biệt thự, nhà xưởng,…
Công ty ép cọc Vina
Công ty ép cọc bê tông Vina là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đây là đơn vị thi công có đội ngũ công nhân dày dặn kinh nghiệm, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về độ an toàn, uy tín, chất lượng công trình. Không những thế, công ty cũng cung cấp mức giá thành rất hợp lý.
Trả lời những câu hỏi thường gặp khi ép cọc bê tông
Nhà từ 1 – 6 tầng thì ép cọc khoảng bao nhiêu tấn?
Thông thường, những ngôi nhà 1- 2 tầng cần ép cọc bê tông khoảng 10- 15 tấn là đủ. Những ngôi nhà từ 3- 4 tầng thường dùng cọc 200×200 hoặc 250×250 dưới lực ép 40- 50 tấn. Đối với những căn nhà 5 – 6 tầng, các đơn vị thi công sẽ sử dụng lực ép trên mỗi đầu cọc khoảng 50 – 60 tấn.
Nên ép cọc bê tông vuông hay cọc bê tông tròn?
Việc lựa chọn loại cọc bê tông vuông hay tròn còn phụ thuộc vào công trình thi công và địa chất của khu vực đó. Cọc vuông thường phù hợp với những khu vực địa chất phức tạp, có những chướng ngại vật. Còn cọc tròn thường được sử dụng cho những khu vực không có chướng ngại, những khu vực mới được san lấp.
Ép cọc đến khi nào thì dừng?
Điều kiện để dừng ép cọc bê tông phổ biến nhất là công trình đã thi công xong. Để biết được điều này, các thợ thi công thường dựa vào chiều dài cọc bê tông nằm trong nền đất. Bên cạnh đó, khi gặp phải một số sự cố khi thi công như: cọc bị lệch, bị gãy, … những người thợ cũng phải dừng quá trình ép cọc để đảm bảo chất lượng công trình.
Ép cọc sát tường cần phải làm sao?
Khi thực hiện ép cọc bê tông sát tường, chúng ta cần lưu ý khảo sát địa chất của khu vực, đảm bảo chính xác tọa độ cọc. Bên cạnh đó, việc lựa chọn cọc ép và máy ép cọc cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn cần đảm bảo các thông số về lực ép, công suất máy cần được giám sát kỹ càng.
Khoảng cách giữa 2 cọc ép bao nhiêu là chuẩn?
Theo như những đơn vị thi công uy tín, để đảm bảo chất lượng công trình, khoảng cách ép cọc bê tông tối thiểu giữa 2 cọc là 2.5D, trong đó, D là đường kính của cọc ép.
Ép cọc hay khoan nhồi? Loại nào tốt hơn
Có thể khẳng định rằng ép cọc bê tông có những ưu điểm như tiến độ nhanh, giá cả hợp lý, và đem lại hiệu quả thi công cao. Trong khi đó, phương pháp khoan nhồi thường phù hợp với những công trình có tải trọng không quá lớn. Tùy theo các công trình thi công mà bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp.
Làm sao để ép cọc qua lớp cát?
Khi thực hiện ép cọc bê tông qua lớp cát, các hạt cát dưới mũi cọc và xung quanh cọc sẽ nén chặt, tạo sự ma sát xung quanh cọc, khiến quá trình ép cọc khó khăn hơn. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp như ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có xối nước,..
Ép cọc trên nền đất yếu có nguy hiểm hay không? Cách khắc phục?
Khi thực hiện ép cọc bê tông trên nền đất yếu có thể dẫn tới nhiều nguy cơ, gây ảnh hưởng tới các công trình liền kề. Cụ thể, ép cọc trên nền đất yếu sẽ dẫn tới việc chèn ép đến các móng nhà bên cạnh, gây ra tình trạng sụt lún, nghiêng, đội nền, nứt tường hay thậm chí là làm dò dây điện âm tường.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần xử lý bằng khoan dẫn trước khi ép cọc và dùng cừ thép làm tường chắn đất để đảm bảo không bị ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh.
Kết luận
Hiện nay, việc xây dựng ngày càng phát triển. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu những kiến thức liên quan đến lĩnh vực này cũng ngày càng tăng. Bài viết trên đây là những thông tin về quá trình ép cọc bê tông. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những phương pháp, những lưu ý khi thực hiện quá trình ép cọc.
Công Ty CP Tư Vấn XD & ĐT TBOX Việt Nam
- Trụ sở chính: Số 206A – Nguyễn Trãi – TP. Hà Nội
- Hotline: 0888.053.288
- Email: tboxvn2021@gmail.com
Văn phòng đại diện:
- VP Hải Phòng: Số 152 – Trại Lẻ – TP. Hải Phòng
- VP Nghệ An: Số 5 – Tống Duy Tân – TP. Nghệ An
- VP Sài Gòn: Phường 6 – Quận 4 – TP. Hồ Chí Minh
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288